Quân đội Nga đã rút khỏi khu vực Kyiv, nhưng không dừng cuộc xâm lược, đồng thời bị cáo buộc có hành vi tàn bạo đối với dân thường, dẫn đến Nga bị Phương Tây áp đặt thêm nhiều trừng phạt. Trong khi NATO mạnh mẽ chi viện cho Ukraine ứng phó với cuộc chiến kéo dài, Nga đang cố gắng tránh sa lầy và tỏ ra tích cực hơn trong việc mong muốn đàm phán hòa bình. ĐCSTQ có lẽ hy vọng rằng Nga sẽ tiếp tục gây ra hỗn loạn cho phương Tây, nhưng Nga không thể đối phó được nữa, ĐCSTQ có còn đối phó được không?

id13705957 220407a 026 rdax 775x440s 600x400 1
Từ ngày 6 – 7/4, các ngoại trưởng NATO đã họp tại Brussels và nhất trí tăng cường hơn nữa hỗ trợ cho Ukraine; đồng thời nhất trí rằng tầm nhìn chiến lược tiếp theo của NATO phải tính đến ảnh hưởng ngày càng tăng của ĐCSTQ đối với an ninh của các đồng minh. (Nguồn: Trang web chính thức của NATO)

Vào ngày 6 – 7/4, ngoại trưởng các nước thuộc liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã họp tại Brussels (Bỉ) và nhất trí tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các đồng minh sẽ “giúp những người Ukraine dũng cảm bảo vệ quê hương, đất nước và đẩy lùi các lực lượng xâm lược”.

Cuộc họp lần này cũng mời ngoại trưởng các nước Ukraine, Gruzia, Phần Lan, Thụy Điển và các đối tác châu Á – Thái Bình Dương là Úc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Tuyên bố của NATO nhấn mạnh sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác châu Á – Thái Bình Dương trong các lĩnh vực như không gian mạng, công nghệ mới, thông tin sai lệch, an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi. Các bộ trưởng nhất trí rằng tầm nhìn chiến lược tiếp theo của NATO sẽ được hoàn thiện tại hội nghị thượng đỉnh Madrid vào tháng 6, cần phải tính đến mối quan hệ trong tương lai của NATO với Nga và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đối với an ninh của các đồng minh. Ông Jens Stoltenberg nói: “Những thách thức toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu”.

NATO quyết tâm giúp Ukraine đánh bại Nga, và Nga đang cố gắng tìm lối thoát và thoát ra càng sớm càng tốt. Với bước ngoặt của cuộc chiến Nga – Ukraine, bố cục chính trị quốc tế xung quanh cuộc chiến Nga – Ukraine cũng đang có sự thay đổi cơ bản. Do sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga, NATO đang hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương để ứng phó với những thách thức an ninh rõ ràng mà Trung Quốc và Nga mang lại. Đây phải là một sự thay đổi chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 7/4, sau cuộc họp mở rộng của các bộ trưởng ngoại giao NATO, Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói với báo chí rằng do Bắc Kinh từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine, nên điều này đặt ra một “thách thức nghiêm trọng” đối với toàn bộ NATO. “Chúng ta phải lần đầu tiên cân nhắc đến sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc (ĐCSTQ), và cả các chính sách mang tính cưỡng chế của nước này ảnh hưởng đến an ninh của chúng ta như thế nào.”

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các thành viên chủ chốt trong nội các của ông đã nhiều lần cảnh báo ĐCSTQ, nếu ĐCSTQ viện trợ Nga thì sẽ gánh chịu “hậu quả“. Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU vào ngày 1/4 chứa đầy thuốc súng, và các nhà lãnh đạo EU cũng đã đưa ra lời cảnh báo đối với ĐCSTQ. Hiện giờ, “hậu quả” đã xảy ra, ĐCSTQ đang theo sát Nga và sắp bị liệt vào danh sách kẻ thù của NATO. Đây là “hậu quả” của việc ĐCSTQ chống đỡ cho nước Nga.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra rắc rối lớn cho NATO, nhưng Nga còn gây thêm rắc rối cho chính họ, và kéo theo đó là rắc rối cho Trung Quốc.

NATO ra đời từ thời Chiến tranh lạnh, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, NATO từng bị gọi là khối “chết não”. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng mạnh mẽ yêu cầu rằng ngân sách quốc phòng của NATO phải đạt  tiêu chuẩn 2% GDP. Ông Trump cũng trực tiếp chỉ trích Đức, trong khi yêu cầu Mỹ phòng ngự Nga, nhưng lại cung cấp tiền cho Nga bằng cách mua khí đốt tự nhiên của Nga.

Lời ông Trump nói đã thực sự xảy ra, những người đứng đầu các nước NATO có lẽ không muốn đề cập đến vấn đề này; sau chiến tranh Nga – Ukraine, các nước châu Âu đã gấp rút “mất bò mới lo làm chuồng“. Sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với Nga cũng đã buộc các nước châu Âu phải hướng đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Việc NATO hồi sinh có đồng nghĩa với việc chính thức bắt đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trên quy mô rộng hơn hay không thì vẫn cần quan sát và thảo luận, nhưng NATO đang hướng về Thái Bình Dương, tập trung vào các chiến lược an ninh toàn cầu và hợp tác chặt chẽ với các đồng minh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, không phải là cục diện không cách nào đảo ngược so với chiến tranh lạnh.

Một bước ngoặt như vậy không chỉ đơn giản là do Nga xâm lược Ukraine mà còn do sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với Nga. ĐCSTQ muốn đẩy Nga lên phía trước và giảm bớt áp lực của chính họ, nhưng cuối cùng vẫn chính là bản thân ĐCSTQ lên trước. Ban đầu ĐCSTQ muốn trói buộc Nga, nhưng cuối cùng lại để cho Nga trói buộc chính bản thân họ (ĐCSTQ). Hiện tại có lẽ vẫn chưa rõ rốt cuộc là ai trói buộc ai. Việc ĐCSTQ rốt cuộc có biết về kế hoạch tổng thể của Nga hay không dường như cũng không có nhiều ý nghĩa.

Giờ thì đã quá muộn để ĐCSTQ hối hận rồi, cho dù ĐCSTQ thể hiện bản thân như thế nào, thì e rằng điều đó sẽ không giúp ích được gì. Mối quan hệ Trung – Mỹ đã xong, mối quan hệ Trung – Âu cũng đã xong, ĐCSTQ buộc các nước châu Âu phải nhanh chóng lựa chọn đứng về bên nào. ĐCSTQ đã nhiều lần phản đối cái gọi là “vòng tròn nhỏ” chống Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng lại chủ động đẩy NATO và các đồng minh Ấn Độ – Thái Bình Dương xích lại gần nhau. Việc ĐCSTQ nhất quyết hình thành một “vòng tròn nhỏ” với Nga đã góp phần tạo nên một “vòng tròn lớn” to hơn trong liên minh chống Trung Quốc (ĐCSTQ).

Câu hỏi tiếp theo là khi thấy rằng Nga không thể đối phó được nữa, liệu ĐCSTQ có sẵn sàng tiếp tục đối phó không? Trong nội bộ, lãnh đạo ĐCSTQ có vẻ vẫn tuyên bố rằng sẽ đối phó với Mỹ đến cùng, không thể “mềm yếu”, giống như cách họ kiên trì với chính sách ‘zero COVID’ một cách “không do dự”, “không lay động”. Tuy nhiên, người phương Tây có lẽ sẽ không giống như nhiều người dân Trung Quốc Đại Lục chỉ có thể cam chịu, phục tùng làm theo khi bị phong tỏa một cách dã man.

Nếu phương Tây không muốn một lần nữa trải qua những hậu quả cay đắng của chính sách nhân nhượng, không muốn trải qua một trận bệnh dịch bất ngờ bị cố tình che giấu, không muốn một ngày nào đó phải trả đồng nhân dân tệ để mua hàng Trung Quốc, không muốn doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc bị tịch thu, không muốn nguồn cung chip của Đài Loan bị cắt đứt, thì từ bây giờ họ không thể không phòng ngừa chu đáo.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến châu Âu phải xem xét kỹ lại vấn đề an ninh của châu Âu; nhưng thái độ của ĐCSTQ đối với cuộc chiến Nga – Ukraine đã khiến châu Âu phải xem xét lại an ninh của thế giới.

So với Nga, cần khiến cho toàn thế giới cảnh giác với việc ĐCSTQ có nhiều khả năng tạo ra tổn hại như thế nào cho thế giới. Những thiệt hại to lớn của một trận đại dịch nên khiến thế giới đủ tỉnh táo; cuộc chiến Nga – Ukraine coi như tai họa liên tiếp. Đại đa số các quốc gia trên thế giới nên thể hiện sự can đảm giống như đối đãi với việc Nga xâm lược Ukraine, để ĐCSTQ không còn đối phó được nữa.

Dương Uy
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)