Trong chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự hỗn loạn đang hoành hành theo cơ chế “Đảng ân hạo đãng”, trắng đen đảo lộn. Bầu không khí kỳ lạ này đã tạo ra một vòng tuần hoàn vô tận dẫn đến sự suy đồi về đạo đức và hệ thống pháp luật.

p2887156a578368919
Người dân giương cao tấm biểu ngữ: “Không có bạo loạn, chỉ có bạo quyền” (Ảnh: Lý Thiên Chính / Vision Times)

Tháng 11/2020, ông Tôn Đại Ngọ, người sáng lập Tập đoàn Đại Ngọ, một trong 500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Trung Quốc, và hơn 20 giám đốc điều hành của công ty bất ngờ bị cảnh sát địa phương bắt giữ với tội danh “gây gổ kích động”“phá hoại hoạt động sản xuất”.

Các nhà chức trách phát hiện ra rằng Tập đoàn Đại Ngọ đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua và trở thành một vương quốc độc lập. Phòng tập thể dục của ông ấy có thể chứa 20.000 người. Bệnh viện Đại Ngọ được trang trí bằng đá cẩm thạch sang trọng, có ít nhất 16 tầng. Dân làng Lang Ngũ Trang và nhân viên của Tập đoàn Đại Ngọ chỉ cần trả 1 nhân dân tệ (khoảng 3.500 VNĐ) mỗi tháng, là có thể khám bệnh mà không tốn tiền, siêu âm và xét nghiệm máu toàn bộ chỉ tốn 10 nhân dân tệ (khoảng 35.000 VNĐ).

Năm 2001, ông Tôn Đại Niên đã đầu tư hơn 30 triệu nhân dân tệ (khoảng 106 tỷ  VNĐ) xây dựng trường trung học Đại Ngũ, sang trọng hơn cả tòa nhà tập đoàn Đại Ngũ. Học sinh chỉ cần trả 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 VNĐ) phí sinh hoạt mỗi tháng là có thể nhập học. Ngày nay, ngôi trường này đã phát triển thành một trường đại học và trên đại học tiêu chuẩn cao với diện tích 150.000 m2, với hơn 8.000 giáo viên và học sinh, 80% giáo viên là cử nhân trở lên, giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh… Ước mơ giúp người dân có nhà ở, đủ tiền chăm sóc y tế và trẻ em được đến trường thực sự đã trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, bản thân ông Tôn Đại Ngọ lại coi thường việc trao đổi quyền tiền và không móc ngoặc với các quan chức, khiến các quan chức tham nhũng khá bức xúc. Ông không chỉ có tiềm lực kinh tế và khả năng quản lý, mà còn đưa ra các ý tưởng thoát nghèo từ góc độ đấu tranh cho quyền của người dân, và kêu gọi cải cách chính trị từ góc độ dân chủ lập hiến. Hơn nữa hiệu quả khá rõ ràng. Điều này đã đặt ra một thách thức chính trị to lớn đối với thể chế hiện tại, khiến các quan chức hủ bại của ĐCSTQ sợ hãi.

Vì không kiếm chác được gì từ Tập đoàn Đại Ngọ, bởi người dân đã chiếm hữu nó, nên ĐCSTQ đành phải thêu dệt nên một tội danh cho ông Tôn Đại Ngọ. Người dân Trung Quốc ăn rau hay ăn thịt đều phải do đảng này quyết định, không đến lượt Tôn Đại Ngọ vẽ ra một mảnh đất tươi đẹp khiến đảng phải hổ thẹn. Dẫu có tiền trước tiên cũng phải giao tiền lại cho đảng, sau đó đảng mới quyết định sử dụng những đồng tiền này như thế nào. Vì vậy, sau khi ông Tôn Đại Ngọ và những người khác bị cảnh sát bắt đi, nhóm công tác của chính phủ đã đóng tại Tập đoàn Đại Ngọ và tiếp quản toàn bộ.

Tương tự như việc ông Tôn Đại Ngọ bị bức hại, còn có ông Lý Hoài Khánh, một doanh nhân tư nhân có lương tâm với khối tài sản hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 355 tỷ VNĐ) ở Trùng Khánh, luôn quan tâm và tài trợ cho các nhóm yếu thế suốt một thời gian dài. Do nội dung tin nhắn của ông với người thân trên WeChat không được nhà cầm quyền dung thứ, nên ông đã bị chụp lên cái mũ lớn là “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” và bị kết án 20 năm tù. Tất cả tài sản do ông đứng tên đều bị phong tỏa.

Ông Hứa Chương Nhuận, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, bị quản thúc tại gia vì đã viết một số bài cảnh tỉnh chính quyền. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm ngoái, giáo sư Hứa vừa được ra khỏi nhà 2 ngày, đã bị cảnh sát bắt đi vì tội mua dâm. Vào thời điểm đó, tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh rất trầm trọng. Chỉ 2 ngày sau khi lệnh cấm phong tỏa được dỡ bỏ, ông ấy đã đi mua dâm!?! Hơn nữa lúc đó ông ấy còn đến vùng đất Tứ Xuyên đang ngập lụt nặng nề để mua dâm!?! Việc này được cư dân mạng gọi đùa là “Theo ta thì phát, chống ta thì mua dâm xuyên không.”

Một chuyện nữa là công ty Mỹ “Stanley” đã trả tiền bồi thường cho nhân viên khi rút khỏi Trung Quốc vào năm ngoái, lên tới 600.000 tệ (khoảng 2,1 tỷ VNĐ) cho một người. Điều này đã động chạm đến ĐCSTQ và khơi dậy sự chỉ trích từ mọi tầng lớp xã hội khắp Trung Quốc. Các kênh truyền thông, về cơ bản đều nhất trí rằng đây là một âm mưu của đế quốc Mỹ nhằm thách thức hệ thống việc làm của Trung Quốc.

Theo luật hợp đồng lao động của Trung Quốc, kết hợp với mức lương bình quân đầu người của Thâm Quyến vào năm 2019, chúng tôi đã tiến hành tính toán và chỉ ra rằng ngay cả khi áp dụng tiêu chuẩn cao nhất là bồi thường gấp 3 lần mức lương bình quân đầu người, người lao động cũng chỉ có thể được trả hơn 300.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ VNĐ), trong khi công ty Stanley đã trả 600.000 tệ cho một giám đốc! Rõ ràng, điều này vượt xa so với quy định của Luật Hợp đồng lao động. Từ đó có thể thấy, công ty Stanley của Mỹ đã bồi thường kinh tế vượt mức, việc này không chỉ vi phạm luật hợp đồng lao động mà còn có 2 âm mưu, là mua lòng dân và đào hố chôn doanh nghiệp trong nước. Do vậy chính phủ đã kêu gọi cục thanh tra lao động vào cuộc.

Tóm lại, những việc tốt cho người dân đều là bất hợp pháp, và đều châm ngòi cho thùng thuốc súng của ĐCSTQ. Vậy rốt cuộc đảng có chủ trương gì?

Tháng trước, một đoạn ghi âm của một giáo viên ở Thiên Tân khi giáo dục học sinh đã lan truyền mạnh mẽ trên Internet. Cô giáo này cho rằng những học sinh được gửi đến lớp của cô trước đây “bố mẹ đều là viên chức, hoặc điều kiện ở nhà đặc biệt tốt, cả cơ quan và phụ huynh đều rất có tố chất”. Còn học sinh kỳ này “đều là thường dân, nghề gì cũng có, thiếu hiểu biết”.

Cô giáo này mắng học sinh và nói rằng: “Các em nghĩ xem, bố mẹ các em tốt như thế nào?”, “Mẹ các em kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Bố các em kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Đừng trách tôi khinh thường các em.” Cô ấy còn so sánh: “Mẹ của bạn XX 1 năm kiếm được nhiều hơn số tiền mẹ em làm cả 50 năm, thì phẩm chất của các em có thể giống nhau được sao?”, “Có nghĩa là bố mẹ các em không có trình độ, rất đơn giản! Còn không nhìn ra cục diện hay sao?”…

Khi nhận xét này được đưa ra, nó tương đương với việc đặt những quy tắc ngầm bất thành văn lên mặt bàn, khiến những bậc phụ huynh từng nhẫn nhịn trước cô giáo này phẫn nộ. Trước nhiều lời chỉ trích gay gắt, cuối cùng cô giáo này cũng không thể chịu được áp lực và viết thư xin lỗi, nhưng nội dung bị cư dân mạng phàn nàn là không hề xin lỗi mà đầy đe dọa. Sau đó nhà trường đã tổ chức một buổi họp phụ huynh. Các bậc cha mẹ nghĩ rằng nhà trường sẽ có lời về việc của cô Tiêu. Kết quả là trước tiên, một giáo viên tâm lý đến giảng thuyết cách giáo dục trẻ như thế nào. Sau một loạt các đợt mát-xa tâm lý, hai người được đưa vào: Chồng và chị gái của cô Tiêu. Họ mang theo một bức thư tình nguyện để mỗi phụ huynh ký tên, nhằm xua tan tin đồn thất thiệt cho cô giáo Tiêu, để cô tiếp tục làm hiệu trưởng. Thấy không có phụ huynh nào ký tên, người này lại nói: Giờ không có giáo viên nào có thể đối xử tử tế với học sinh lớp này được. Có học sinh và phụ huynh trong lớp đã vu khống cô giáo một cách ác ý khiến thầy cô nào cũng đau lòng và càng chán ghét lớp này hơn. Nếu không có một giáo viên giỏi như cô giáo Tiêu, lớp học này sẽ kết thúc, rất ít học sinh có thể thi được lên cấp 3 …

Bản thân những lời này của cô Tiêu lại trở thành lời vu khống của học sinh và phụ huynh, nếu không ký tên thì gần như cả lớp sẽ không được thi vào cấp ba! Cao nhân phía sau chuyện này quả thực cao minh. Dưới sự ép buộc và cám dỗ, tất cả các bậc phụ huynh đã ký vào thư tình nguyện…

Trong xã hội áp bức người tốt, trắng đen đảo lộn này, điều mà chúng ta thường nghe thấy là có bao nhiêu cảnh sát trưởng, quan tòa, đảng viên và cán bộ lại câu kết với tội phạm … Các quan chức được biết đến nhiều nhất với chức danh là “ô dù cho xã hội đen”. Điều kỳ lạ là có quá nhiều đảng viên đứng đầu thế giới ngầm. Vậy ai sẽ lãnh đạo xã hội của chúng ta? Hay bởi ĐCSTQ đã diệt tận gốc nên không thể có được một mảnh đất như vậy?!

Ôn Kiều 
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times

Xem thêm: