Trước 70.000 người ở Quảng trường Thiên An Môn đang xem “ảo ảnh” Tập – Mao, ông Tập đang gửi một thông điệp: Tôi là người duy nhất có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử này và qua đó đi vào lịch sử. Vì lý do đó, tôi sẽ nhắm đến địa vị của Mao.

Embed from Getty Images

Thiên An Môn là cánh cổng cao lớn đứng ngay lối vào Tử Cấm Thành của Bắc Kinh, trước đây là hoàng cung, nơi các đời hoàng đế Trung Hoa kế tiếp nhau sinh sống.

Đối với 70.000 người tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 1 tháng 7 để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, một cảnh tượng mang tính biểu tượng cao đã diễn ra trước mắt họ.

Ngày hôm đó, ông Tập Cận Bình, chủ tịch kiêm tổng bí thư Trung Quốc, trong bộ đồ màu xám kiểu Mao đã đứng trên lễ đài. Ngay dưới chân ông ta là chân dung Mao Trạch Đông, cũng mặc một bộ đồ Mao màu xám như vậy.

Vào cuối buổi lễ, khi ông Tập giơ tay phải lên, thì đó chính là một bản sao của các bức tượng Mao đang nhan nhản khắp đất nước Trung Quốc.

Cú đánh lừa thị giác này đã tạo ra một ảo giác trong mắt người dân: đó sẽ là lúc ông Tập dược đặt lên vị trí ngang hàng với Mao, “người cha sáng lập” ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa .

Điều thú vị là khi đám đông nhìn ấy màn ảo ảnh Tập – Mao ở hiện trường, những người ở nhà xem TV thì không. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc do nhà nước điều hành đã khôn khéo sử dụng biển cờ đỏ 5 sao được đám đông cổ vũ để che đi chân dung Mao phía dưới ông Tập.

Sự gài đặt chồng chéo hình ảnh Tập – Mao giống như quả bóng bay được đặt thử nghiệm trước một lượng tác giả hạn chế để đánh giá quan điểm của họ. Câu hỏi đặt ra rất đơn giản: Liệu đất nước đã sẵn sàng cho một ông Tập quyền lực hơn chưa?

Việc ông Tập chọn một bộ đồ Mao màu xám là điều không bình thường. Tại các cuộc duyệt binh ở trong nước và tiệc chiêu đãi ở nước ngoài, ông Tập luôn mặc một bộ đồ Mao màu đen.

Lần này, màu xám nhạt của bộ đồng phục khiến ông Tập trở nên nổi bật. Thủ tướng Lý Khắc Cường và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người đứng hai bên ông Tập, mặc bộ vest tối màu bình thường và đeo cà vạt đỏ trong buổi lễ. Nó trông giống như một sự kiện được đạo diễn để làm nổi bật duy nhất hình ảnh ông.

Bộ đồ Mao có nguồn gốc từ đồng phục học sinh Nhật Bản. Bộ đồ ông Tập mặc là phiên bản sửa đổi của bộ đồ Trung Sơn, trang phục chính thức của Tôn Trung Sơn, cha đẻ của cách mạng Trung Quốc.

Ông Tôn đã từng ở Nhật Bản nhiều năm để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng ở Trung Quốc. Có lẽ ông đã kết hợp bộ đồng phục học sinh Nhật Bản, thứ mà ông đã quá quen thuộc, vào phong cách ăn mặc chính thức của mình sau này.

Tôn Trung Sơn sau này trở thành nhà lãnh đạo của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc.

Ông Tập đã thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp quốc gia và loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm đối với một chủ tịch Trung Quốc. Nhưng ông ta mới chỉ đi được một nửa quãng đường để đạt được mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại ngang hàng với Mao.

Đảng sẽ tổ chức đại hội toàn quốc tiếp theo vào mùa thu năm 2022, đây sẽ là thời điểm quan trọng đối với ông Tập.

Vẫn còn nhiều điều chưa rõ, bao gồm việc liệu ông Tập sẽ ưu tiên đảm bảo nhiệm kỳ 5 năm thứ ba với tư cách là Tổng bí thư hay mơ ước lớn hơn là khôi phục chức danh chủ tịch đảng, từng được Mao sử dụng làm lãnh đạo suốt đời. 

Với việc đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng vẫn còn phải đợi những một năm và vài tháng nữa, bây giờ chỉ cần thực hiện một cuộc khảo sát mẫu với 70.000 người thế này là đủ.

Tại Trung Quốc, không có cuộc thăm dò dư luận chính thức nào để đo lường mức độ tán thành ông Tập của dân chúng. Nhưng sự nổi tiếng của ông đã tăng lên đối với những người bình thường. Ban đầu, phần lớn điều này là do cuộc chiến chống tham nhũng của ông mang lại.

Chín năm tại vị, khẩu hiệu “kiên quyết chống tham nhũng” chắc chắn đã mất đi sự tươi mới. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ ông Tập được cho là đã tăng trở lại trong những tháng gần đây khi Trung Quốc đã dường như ngăn chặn thành công đại dịch virus corona.

Minh chứng cho điều này là tại cuộc mít-tinh lớn ở Quảng trường Thiên An Môn, hầu hết mọi người không đeo khẩu trang.

Một khía cạnh đáng chú ý của bài phát biểu tại Thiên An Môn là ông Tập không bận tâm đề cập đến lịch sử của Cách mạng Văn hóa 1966-1976, một chiến dịch chính trị do Mao phát động để giành lại vị trí đã mất trong cuộc tranh giành quyền lực, đã cướp đi sinh mạng rất nhiều người. Việc bỏ qua đó đã làm dấy lên lo ngại trong và ngoài đảng.

Những người từ 50 tuổi trở lên, từng trải qua cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đối với những sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ, hẳn vẫn còn đặc biệt dị ứng với cuộc đàn áp tự do ngôn luận đó, và giờ đây là [dị ứng với] xu hướng sùng bái cá nhân ông Tập, tức là một sự rời bỏ hệ thống lãnh đạo tập thể truyền thống.

Có thể với những mối băn khoăn như vậy, người nghe cảm thấy bài phát biểu dài 65 phút khá đơn điệu. Ông Tập chỉ tập trung vào việc phô trương những thành tựu to lớn mà ĐCSTQ của ông đã đạt được mà không đưa ra bất kỳ đường hướng, chính sách mới nào.

Không những thế, một trong số ít những đoạn văn khiến người nghe phải nhướn mày là về Đài Loan.

Ông nói: “Giải quyết vấn đề Đài Loan và hiện thực hóa sự thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc là một sứ mệnh lịch sử và là cam kết không thể lay chuyển của Đảng Cộng sản Trung Quốc.” “Đó cũng là nguyện vọng chung của tất cả những người con của đất nước Trung Hoa.”

Trước 70.000 người ở Quảng trường Thiên An Môn đang xem “ảo ảnh” Tập – Mao, ông Tập đang gửi một thông điệp: Tôi là người duy nhất có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử này và qua đó đi vào lịch sử. Vì lý do đó, tôi sẽ nhắm đến địa vị của Mao.

Bài phát biểu của ông Tập đã thu hút sự chú ý của toàn cầu. Ông đã gửi thông điệp gì đến phần còn lại của thế giới?

“Chúng tôi cũng háo hức tìm hiểu những bài học có thể từ thành tựu của các nền văn hóa khác và hoan nghênh những đề xuất hữu ích và những lời chỉ trích mang tính xây dựng”, ông nói trong một biểu hiện khiêm tốn khác thường.

Nhưng “hảo ngôn” đáng chú ý đó lại kèm theo một lời nhắc nhở sắc lạnh: “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chấp nhận những lời rao giảng đạo đức giả từ những người cảm thấy họ có quyền dạy bảo chúng tôi.”

Sau đó, ông Tập tiếp tục nói về quyết tâm của mình để Trung Quốc có một quân đội đẳng cấp thế giới, tương đương với các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ.

Bằng một phát ngôn gợi nhớ đến Mao, kẻ đã từng nổi tiếng với câu nói “quyền lực sinh ra từ nòng súng”, ông Tập nói rằng đảng phải chỉ huy súng (quân đội) và hiện thực hóa một quốc gia và quân đội mạnh.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nước ngoài nào bắt nạt, đàn áp hoặc khuất phục chúng tôi”, ông Tập nói. “Bất cứ kẻ nào cố gắng làm như vậy sẽ bị nát đầu khi va vào một bức tường thép vĩ đại được rèn bởi hơn 1,4 tỷ người Trung Quốc.”

Tại cuộc họp giữa các quan chức cấp cao của đảng vào ngày 31/5, ông Tập đã đưa ra mệnh lệnh hướng tới một Trung Quốc “khả ái”. Nhưng bài phát biểu của ông vào tuần trước đó khiến thế giới lại có ấn tượng rằng Trung Quốc đang chơi rắn và kiên định với chính sách ngoại giao “sói chiến” của mình.

Nếu các lãnh đạo cấp cao của đảng theo dõi cuộc bàn tán trên internet về bộ đồ Mao màu xám của ông Tập, họ sẽ được chào đón bằng sự im lặng gần như hoàn toàn. Hiện tại, cư dân mạng Trung Quốc dường như không còn tâm trạng để bàn tán trực tiếp về vụ kiện trên mạng xã hội.

Không rõ liệu người Trung Quốc đang thực hiện tự kiềm chế đối với vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị này, hay ý kiến của họ đăng trực tuyến đã bị chính quyền xóa.

Katsuji Nakazawa 

Katsuji Nakazawa là một nhà văn và biên tập viên cao cấp tại Nikkei ở Tokyo. Ông đã dành bảy năm ở Trung Quốc với tư cách là phóng viên và sau đó là trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông là người nhận giải Nhà báo quốc tế Vaughn-Ueda về báo cáo quốc tế năm 2014. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Xem thêm: