Trong khi cử đặc phái viên khí hậu Kerry đến Thượng Hải để gặp gỡ giới chức Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Biden cũng cử một phái đoàn tới Đài Loan như thể hiện “cân bằng” giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Động thái ngoại giao này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “bắt bài”.

Bài viết của Lâm Bảo Hoa thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.

biden
Ông Joe Biden trong cuộc họp báo (Ảnh chụp màn hình video)

Vì cả hai động thái ngoại giao này đều là lần trực tiếp đầu tiên nên đáng lưu ý. Vì đến Thượng Hải là đặc phái viên chính thức, còn đến Đài Loan không như vậy nên đã rất đắn đo trong lựa chọn ứng viên, cuối cùng chọn người dẫn đầu là cựu Thượng nghị sĩ Todd – bạn của ông Biden, còn thành viên bao gồm hai cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage và James Steinberg, họ thuộc Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đều có quan hệ nhiều với Đài Loan. Nhưng cho dù họ từng giữ những vai trò cấp cao và có mối quan hệ cá nhân với ông Biden thì ở mức độ đối ngoại cũng không thể tương xứng với chức danh chính thức đang tại nhiệm của ông Kerry. Đặc biệt cũng không tương xứng với chức Thứ trưởng ngoại giao của Keith Krach trong chuyến thăm Đài Loan vào tháng 9 năm ngoái của chính quyền Trump.

Nếu lần này ông Biden không cử ông Todd sang Đài Loan, Bắc Kinh càng mơ hồ không biết quân bài của ông Biden tương lai sẽ thế nào, nhưng bây giờ tình hình như vậy giúp Bắc Kinh thấy rõ nước đi của ông Biden: Tăng cường mối quan hệ với Đài Loan cơ bản chỉ ở mức “dân sự”. Quan chức chính thức [thăm Đài Loan] chỉ có Đại sứ Mỹ tại Palau đã đến cùng Tổng thống Palau cách đây không lâu. Vì vậy, ĐCSTQ trở nên kiêu căng, không chỉ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên mắng mỏ Mỹ, phía quân đội ĐCSTQ cũng tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục tập trận trong 6 ngày để thị uy với Mỹ và Đài Loan. Việc các quan chức cấp cao mãn nhiệm của Mỹ đến thăm Đài Loan là chuyện bình thường, ngay cả cựu Tổng thống Clinton cũng từng đến Đài Loan, nhưng sao lần này ĐCSTQ phản ứng mạnh mẽ như vậy? Là vì ông Biden đã bộc lộ điểm yếu: Tính làm cho cân bằng đối ngoại nhưng thực chất là không cân bằng.

Thời ông Trump sau khi thúc đẩy Mỹ chia tách khỏi Trung Quốc, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã làm mọi cách để khôi phục quan hệ, nhưng luôn phải bảo đảm thể diện cho Mỹ, trong khi điểm yếu của ông Biden cho họ cơ hội. Sau khi ông Dương Khiết Trì làm bẽ mặt Mỹ bằng cách cư xử sói chiến ở Alaska, ĐCSTQ rất lo lắng có thể chọc giận ông Biden nên lập tức lôi kéo Nga cùng chống lại Mỹ. Ngoại trưởng sói chiến Vương Nghị đã đến thăm 6 nước Trung Đông, sau đó thúc đẩy gặp Ngoại trưởng của 4 nước Đông Nam Á và Hàn Quốc đến Trung Quốc nhằm chia rẽ mối quan hệ của họ với Mỹ. Nhưng ông Biden luôn sốt sắng hòa hợp, ngoài vụ việc bẽ bàng ở Alaska, lần này cũng hấp tấp cho ông Kerry đến thăm Trung Quốc, chuyến thăm lần đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ đến Trung Quốc kể từ khi ông Biden nhậm chức khiến Trung Quốc có vẻ càng kiêu căng, quyết định phớt lờ thiện chí của ông Biden và tăng cường công kích Mỹ. Đây là bản chất nhất quán của kẻ lưu manh thấy cứng thì buông thấy mềm thì lấn tới, đáng tiếc là ông Biden đã có 40 năm hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế và rất quen thuộc trong quan hệ cá nhân với ĐCSTQ nhưng không giỏi đối phó với bản chất lưu manh. Cũng may là đội của ông ấy không tệ, giữ vững được mặt trận kinh tế và quân sự.

Tại sao Biden cho Todd đến Đài Loan còn Kerry đến Trung Quốc? Đó là để thể hiện cho người Mỹ chống ĐCSTQ thấy: Biden không thân Trung Quốc mà đối xử bình đẳng với cả hai bên bờ eo biển. Nhưng Đài Loan là nước dân chủ và là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ, cho thể hiện bình đẳng ngang nhau cũng là không phải.  Đặc biệt khi mà ĐCSTQ đang gây áp lực nhiều hơn đối với Đài Loan, ví dụ cho 25 máy bay quân sự khiêu khích Đài Loan mỗi ngày, thể hiện sự kiêu ngạo của ĐCSTQ với tư cách là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ. Sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan cũng nên được nâng cấp đi cùng với những động thái mà đối thủ cạnh tranh của mình cứ hành động nâng cấp, nhưng biểu hiện như vừa qua của ông Biden không phải nâng cấp mà là hạ cấp so với thời Trump, rõ ràng sai lầm chiến lược này đã bị Bắc Kinh nhìn thấu.

Điều buồn cười nhất là trong tình hình quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng như vậy, không biết vấn đề khí hậu quan trọng thế nào mà ông Biden phải cử đặc phái viên khí hậu sang Trung Quốc? Khi tờ Washington Post tiết lộ rằng ông Kerry sẽ thăm Thượng Hải thì cả Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều không sẵn lòng xác nhận, phải chăng hai bên có nháy mắt nhau? Đây là bí ẩn mà có lẽ về sau này mới hy vọng tìm được giải đáp.

Để cứu vãn sai lầm và ngăn không cho ĐCSTQ thêm lấn tới, sau này Mỹ nên thực hiện một số công việc sửa chữa nhằm thể hiện màu sắc trước ĐCSTQ, chớ nên chỉ nói suông, nếu không Mỹ chỉ có thể từng bước thụt lùi trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Đài Loan trong quan hệ Mỹ – Đài không thể làm gì ngoài chấp nhận chịu đựng những thay đổi trong chính sách của Mỹ, là quan chức đương nhiên phải luôn thận trọng trong phát ngôn cũng như hành động, còn người Đài Loan luôn cần tỉnh táo trước những biến động đó để nghiêm túc tự cường tự vệ, đặc biệt là để ngăn chặn ĐCSTQ lưu manh xâm phạm. Có thể thấy Ban Sự vụ Đài Loan của ĐCSTQ đã không ngần ngại công khai vứt bỏ Quốc dân Đảng, cho thấy ĐCSTQ tin rằng họ có khả năng thâu tóm Đài Loan mà không cần sự hợp tác của “phế vật trung thành”.

Lâm Bảo Hoa
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)

Xem thêm: