Không ai biết cuộc bầu cử sẽ diễn biến như thế nào, nhưng chúng ta có thể tự tin nói rằng đây là cuộc bầu cử đầu tiên mà rất nhiều nhà chức trách đáng tin cậy ở đất nước chúng ta đã nỗ lực đảo ngược cán cân đến vậy. Cho dù kết quả như thế nào, sự bất công mang tính đảng phái mà chúng ta đã thấy qua kỳ bầu cử lần này sẽ càng làm xói mòn thêm điều chúng ta cần nhất ở đất nước mình: khôi phục niềm tin. 

Embed from Getty Images

Niềm tin đang giảm sút ở hầu hết các thể chế của quốc gia. Khi người dân không tin tưởng vào chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức giáo dục và truyền thông, đất nước của chúng ta sẽ trở nên kém ổn định hơn. Nhưng những ai đang than thở về sự xói mòn niềm tin đó lại dành hầu hết chút thời gian ít ỏi để nói về mức độ tôn trọng mà các tổ chức nêu trên nhận, chứ không phải là những gì họ đang được hưởng còn thấp hơn.

Các thể chế lớn và nắm quyền lực trong tay đã cư xử tồi tệ ở nước ta trong suốt thời gian dài. Có thể kể đến những tình huống nổi cộm như: từ phần lớn cựu nghị sĩ giờ đây trở thành nhà vận động hành lang cho doanh nghiệp và nước ngoài thay vì trở về quê nhà dưỡng già, đến các cựu tổng thống của cả hai đảng không ngừng kiếm tiền từ những bài phát biểu lố bịch được trả giá cao ở nước ngoài và những khoản thanh toán; tới các trường đại học thu khoản phí khổng lồ từ những đứa trẻ, trong khi mức lương những người quản lý các trường này tăng theo cấp số nhân; tới hàng loạt nhân vật tên tuổi trong giới giải trí, tài chính, chính trị và thậm chí cả giới tinh hoa pháp lý của chúng ta, lại đang tham gia vào vòng tròn lạm dụng tình dục trẻ em cùng với “tỷ phú ấu dâm” Jeffrey Epstein, và các tổ chức thực thi pháp luật liên bang lại từ chối bắt Epstein phải chịu trách nhiệm cho những tội ác tày trời của ông ta.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi người dân mất niềm tin vào các thể chế quốc gia của chúng ta. Tất nhiên, thuyết âm mưu QAnon, thực tế là điên rồ, nhưng không khó lý giải tại sao mọi người lại bị cuốn vào các thuyết âm mưu, nếu như nhìn vào cách mà ‘giới chủ lưu’ trong xã hội của chúng ta đã hành xử trong những năm qua.

Đối mặt với xu hướng đã diễn ra suốt thời gian dài này, điều mang tính hủy hoại nhất đến từ cuộc bầu cử năm nay chính là có thể tiếp tục và thậm chí đẩy nhanh sự mất niềm tin của người Mỹ đối với các thế chế đáng tin cậy trước đây của quốc gia chúng ta.

Thời báo New York Times trước nay luôn theo chủ nghĩa tự do cấp tiến, nhưng nó từng có những chuẩn mực nhất định. Khi tờ New York Times đăng bài viết “ẩn danh” nổi tiếng, dưới hình thức ý kiến bình luận độc giả từ một “quan chức chính quyền cấp cao” tấn công tổng thống, tờ báo này khiến mọi người tin rằng quan chức đó là một người ở cấp rất cao. Tất cả mọi người, từ Phó Tổng thống Mike Pence trở xuống đều thuộc diện bị nghi ngờ. Bài báo được quảng bá rộng rãi này như một minh chứng cho thấy vị tổng thống này nguy hiểm và điên rồ như thế nào – rằng một người nào đó trong quỹ đạo của chính ông ấy đã xuất hiện để gây tổn hại cho ông trên tờ New York Times. 

Vấn đề là tác giả hoàn toàn không phải là một “quan chức chính quyền cấp cao”. Tác giả bài viết, Miles Taylor, 33 tuổi, là phó chánh văn phòng của Bộ trưởng An ninh Nội địa. Anh ta không thân với tổng thống theo bất kỳ cách nào. Anh ta thậm chí còn không được liệt kê trên trang web đề tên các lãnh đạo của cơ quan nội các của Bộ này. Theo cách mà New York Times định nghĩa, hàng nghìn người Mỹ có thể đủ điều kiện trở thành “quan chức chính quyền cấp cao”. Thật không trung thực khi làm ra vẻ bài viết đó là sự phản ánh chân thực của một người xuất thân từ đội ngũ cấp cao của TT Trump. Mọi người có quyền mong đợi New York Times trung thực, ngay cả khi tờ báo này đưa tin về một chính trị gia mà họ rõ ràng không ưa thích.

Tuần trước, New York Post, tờ báo lớn xếp thứ tư tại Mỹ về số lượng phát hành, đã tung “bom tấn” tiết lộ bê bối email của Hunter Biden, công bố các tài liệu chỉ ra rằng cựu phó tổng thống Joe Biden có thể đã tham gia nhiều vào các giao dịch tài chính ở nước ngoài của con trai là Hunter Biden, trái ngược với những gì mà ông ta vẫn tuyên bố. Ngay sau đó, mạng xã hội Twitter đã nhanh chóng phản hồi bằng cách kiểm duyệt nội dung, chặn các bài đăng chia sẻ câu chuyện này, thậm chí còn khóa tài khoản chính thức của  New York Post, và tuyên bố chỉ mở lại tài khoản cho họ chỉ khi toàn bộ các bài đăng về Hunter Biden được xóa đi.

Facebook cũng không hề kém cạnh khi lập tức có những hành động tương tự. Hàng loạt câu hỏi báo chí hợp pháp về câu chuyện “email Hunter Biden” được đặt ra, nhưng các nhà kiểm duyệt công nghệ mới của chúng ta tuyệt nhiên phớt lờ, không quan tâm đến điều đó. Họ chỉ đơn giản là tìm cách đảm bảo cho mọi người không nhìn thấy nội dung bài báo.

Sau đó, Tony Bobulinski, một đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden, đã xuất hiện và đưa ra những cáo buộc trực tiếp về gia đình Biden. Ông Bobulinski là Giám đốc điều hành của một công ty liên doanh cùng gia tộc Biden, họ đã cùng nhau huy động hàng triệu đô la từ một tập đoàn năng lượng Trung Quốc có quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nói cách khác, ông Bobulinski là người trong cuộc và biết rõ điều gì thực sự diễn ra. 

Theo ông Bobulinski, trái ngược với những lời phủ nhận của Joe Biden, cựu phó tổng thống nắm rõ và thậm chí còn tham gia vào các giao dịch của con trai ở Trung Quốc. Bobulinski tuyên bố rằng ông đã đích thân gặp Joe Biden để bàn về những chủ đề này. 

Lời chứng trực tiếp từ một người xác thực ở trong cuộc là một kiểu bằng chứng rất mạnh mẽ, bởi vì họ biết rõ những gì thực sự diễn ra. Có thể đó không phải là bằng chứng chắc chắn – ông ấy có thể đang nói dối, ông ấy có thể được trả tiền để làm điều đó – nhưng ít nhất thì hiện nay điều đó chắc chắn rất thuyết phục.

Người ta vẫn không ngừng phải vào tù vì những lời chứng trực tiếp kiểu như thế này, nhưng các hãng truyền thông lớn ở đất nước chúng ta lại quyết định lờ đi. Họ không đưa ra những lý do chính đáng về việc tại sao họ lại bỏ qua loại bằng chứng trực tiếp này. Điều duy nhất họ nghĩ đến, chắc hẳn là những tin tức đó sẽ làm tổn thương ứng viên được họ ưu ái.

Nói rõ hơn, tôi không nghĩ rằng lời khai của Bobulinski hoặc email của Hunter Biden sẽ thay đổi tiến trình của cuộc bầu cử. Mặc dù có vẻ như Joe Biden đã bị “bắt quả tang nói dối” khi khẳng định rằng ông không biết gì về các giao dịch kinh doanh nước ngoài của Hunter, nhưng chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng cho thấy ông Joe vi phạm bất kỳ điều luật nào. Và nhìn rộng hơn, các cử tri – dù tốt hay xấu – đã coi những vấn đề như này là vô nghĩa, chủ yếu là vì họ thấy mọi người ở giai tầng kiến chế Washington đều đã thỏa hiệp.

Điều trớ trêu là mọi thứ không hề suôn sẻ với tổng thống, ngay cả khi không có sự can thiệp của giới truyền thông và các công ty công nghệ. Các đối thủ mạnh mẽ của tổng thống có lẽ đã hoàn toàn có thể “chơi thẳng thắn” và vẫn đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, phe cánh tả không muốn chấp nhận bất kỳ rủi ro nào, họ tìm cách gây áp lực lên mọi thể chế ở Mỹ, những tổ chức thậm chí từng được coi là công bằng với các chiến thuật mạnh tay.

Và kết quả là, nếu TT Trump thua, những người ủng hộ ông sẽ vĩnh viễn chống lại những thể chế đã lạm dụng quyền lực. Đất nước của chúng ta sẽ cách xa sự hàn gắn chữa lành mà chúng ta rất cần. Tất cả chúng ta đều thua cuộc vì điều đó.

(Bài bình luận của Neil Patel, đồng sáng lập Dailycaller)

Xem thêm: