Ngày 19/4, Đảng Chính phủ Liên minh Tự do hiện đang cầm quyền tại Canada đã đưa ra dự toán ngân sách thường niên mới, Chính phủ Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố tăng dự toán chi tiêu 10,14 triệu đô la Canada (khoảng 8 triệu USD, một đô la Canada tương đương khoảng 0,79 đô la Mỹ) để ứng phó với làn sóng dịch virus corona mới thứ 3 và kích thích phục hồi kinh tế. Để tăng thu nhập từ thuế, Chính phủ của ông Justin Trudeau sẽ đánh thuế vào lợi nhuận của những ‘gã khổng lồ’ Internet ở Canada, đánh thuế xe hơi, máy bay và tàu biển sang trọng, đồng thời đánh thuế vào bất động sản bỏ trống thuộc sở hữu của những người không phải là người Canada.

47105454574 38b09c9651 b
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Nguồn: Sam Barnes/Collision/Flickr)

Kế hoạch dự toán ngân sách mới của Canada sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2022, đối với xe ô tô cá nhân có giá trị hơn 100.000 đô la Canada, máy bay cá nhân và thuyền cá nhân có trị giá hơn 250.000 đô la Canada, sẽ áp mức thuế mặt hàng xa xỉ là từ 10 – 20%, dự toán ước tính trong 5 năm tới thu nhập từ thuế sẽ tăng thêm 604 triệu đô la Canada.

Dự toán ngân sách hàng năm mới của Canada có thể được coi là “đánh thổ hào, phân ruộng đất”. Người phe cánh tả như ông Justin Trudeau dùng phương án dự toán ngân sách để một lần nữa chứng minh rằng ông không ngừng đẩy Canada vào vòng tay của chế độ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như ông Justin Trudeau đang giết người giàu để cứu tế người nghèo, nhưng thực tế chính sách này đã mang đến nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn cho Canada. 

Việc ra tay với tầng lớp giàu có sẽ trực tiếp tổn hại đến sự phồn thịnh của nền kinh tế, hiện tại tiếng nói kêu gọi tăng thuế đối với người giàu của Canada vẫn cao như trước. Chính phủ của ông Justin Trudeau dùng lý niệm bình quân của chủ nghĩa xã hội để thay đổi Canada, về bản chất người chịu thiệt hại nặng nhất là người nghèo; ngoài ra, tiền của người giàu cũng sẽ không dễ dàng kiếm được, giả định quá lý tưởng hóa một khi được thực thi sẽ dẫn đến sự bại hoại triệt để của toàn bộ đạo đức xã hội. 

Trong lý niệm của phương Tây, quyền tài sản và nhân quyền thiêng liêng như nhau, quyền tài sản không chỉ là nhắm vào người giàu, mà cũng bảo vệ cả người nghèo. Dù là giàu hay nghèo, tài sản của họ đều cần được bảo vệ. Lý luận của chủ nghĩa xã hội cho rằng sở dĩ người giàu trở nên giàu có là bởi vì tước đoạt của người nghèo, lý luận này đặt ở Trung Quốc Đại Lục thì có thể áp dụng được, nhưng không hoàn toàn phù hợp với luật pháp và hệ thống tương đối kiện toàn của xã hội phương Tây. 

Lấy Canada làm ví dụ, tầng lớp giàu có và tầng lớp trung lưu đã đóng góp tuyệt đại đa số thuế cho xã hội, chính phủ có thể thông qua đòn bẩy dùng tiền người giàu để giúp đỡ người nghèo, cung cấp phúc lợi tốt hơn cho toàn bộ xã hội. Từ góc độ này mà xét, người giàu và tầng lớp trung lưu đã có cống hiến rất lớn. Hành động của ông Justin Trudeau rõ ràng chính là vẫn chưa hài lòng, vẫn muốn đánh thuế nhiều hơn nữa, kiểu thu thuế này ít nhiều có nhân tố mang tính trừng phạt trong đó. 

Lấy ví dụ, nếu người ta bị thổ phỉ cướp giật, còn có khả năng kiện, nhưng khi chính quyền thông qua quyền lực để sử dụng các biện pháp để moi tiền trong túi của bạn, không nghi ngờ gì chính là “cướp hợp pháp”. Đối với quyền tài sản bị xâm hại, người giàu ngoài việc sử dụng các biện pháp để né thuế ra thì chỉ có thể chạy khỏi nơi này, đến lúc đó chính là không phải nộp thuế là vẻ vang mà trốn thuế là vẻ vang, toàn bộ đạo đức xã hội cũng bại hoại như thế. 

Trung Quốc Đại Lục là xã hội quan – thương cấu kết nên mới tạo ra sự giàu có, do đó tài sản sinh ra có tính không chính đáng, quyền tài sản của họ cũng không có tính thiêng liêng. Canada là xã hội bình thường, người ta trở nên giàu có là nhờ vào bản thân lao động chăm chỉ, sự sáng tạo thông minh, mặc dù không tuyệt đối nhưng dưới sự đảm bảo của chế độ, ít nhất thì xã hội cũng là công bằng. Trong tình huống này, hành vi trừng phạt người giàu là chính phủ đang rót vào đầu người ta ý thức tiềm ẩn rằng người nghèo cần phải có được lợi từ những người giàu, họ cần phải dựa dẫm vào sự “chủ trị chính nghĩa” của chính phủ, từ đó cảm ơn chính phủ, rồi bỏ phiếu cho chính đảng cánh tả lạm phát phúc lợi, chính đảng không thỏa mãn được người nghèo thì chỉ có thể khai đao với người giàu. 

Trong xã hội lương tâm, người nghèo là có thể nhận được rất nhiều chỗ tốt từ người giàu. Đuổi cùng giết tận người giàu thì sẽ không khiến cho người nghèo trở nên giàu được. Trong lịch sử ĐCSTQ, những ví dụ như thế này không kể xiết.

Sau bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển khỏi bang California có gánh nặng thuế cao, đến bang Texas. Người giàu có tiền có thể nói đi liền đi, những tổn thất về việc di chuyển của họ có thể gánh được, còn người nghèo thì không có cách nào dễ dàng rời đi. Mỹ có rất nhiều thành phố phát triển nổi tiếng đều vì thế mà không gượng dậy nổi, vì để đạt được công bằng tuyệt đối, cuối cùng thứ để lại là sự hỗn độn. 

Cựu Tổng thống Trump đã từng muốn sửa đổi chính sách phúc lợi, chỉ để cứu nguy cho những trường hợp khẩn cấp chứ không thể cứu người nghèo. Khi người nghèo hiểu rằng chỉ có luật pháp công bằng, xã hội công bằng, người nghèo đóng thuế, người giàu cũng đóng thuế thì người nghèo một ngày nào đó có thể trở nên giàu có chỉ cần họ làm việc chăm chỉ. Nhưng việc cướp của người giàu chia cho người nghèo một cách không ngừng nghỉ sẽ khiến người nghèo mất đi động lực cải thiện cuộc đời của chính mình, bởi dù sao thì nằm kiếm tiền sẽ đơn giản hơn là đứng lên kiếm tiền, lúc này người nghèo muốn trở nên giàu có là điều vô cùng khó khăn.

Khi một xã hội mà việc sở hữu tài sản lại trở thành một hành vi đáng xấu hổ, đạo đức của toàn xã hội sẽ suy thoái một bước lớn, và sẽ kéo theo sự suy thoái kinh tế. Nếu chính phủ tước đoạt tài sản của người giàu một cách tùy tiện để trợ cấp cho người nghèo, một khi người giàu đã “cạn kiệt”, thì bước tiếp theo tất nhiên là xử lý người nghèo.

Canada dưới thời ông Trudeau và hầu hết các nước phương Tây đều chưa trải qua những thảm họa do chủ nghĩa xã hội mang lại, có lẽ trong mắt họ, một số khái niệm về chủ nghĩa xã hội là đẹp đẽ, nhưng nếu áp dụng vào thực tế thì thảm họa sẽ không còn xa vời nữa.

Tử Long, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: