Vấn đề chủng tộc và phân biệt chủng tộc đã trở thành những chủ đề nóng khi Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử vào tháng 11 tới đây. Tuy nhiên, mặc cho tình trạng bất ổn đã làm rung chuyển đất nước ba tháng qua, Tổng thống Mỹ đương nhiệm vẫn nhận được sự ủng hộ của các cộng đồng thiểu số, gồm cả người Mỹ gốc Việt.

poll bau cu My
(Ảnh chụp màn hình)

Trong cuộc thăm dò không chính thức hôm 29/7 của một Facebook người Mỹ gốc Việt thực hiện trên Facebook, 94% những người được hỏi trong số 8.200 bình chọn cho biết họ sẽ bầu cho ông Trump vào tháng 11. Một đoạn video gần đây cũng cho thấy những người Mỹ gốc Việt đang tuần hành tới Nhà Trắng để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Tổng thống Trump.

Hôm 15/9, Tổ chức Bầu cử Người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương (APIA Vote), tổ chức cung cấp dữ liệu về Người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương (AAPI Data) và tổ chức Thúc đẩy Công lý Người Mỹ gốc Á (AAJC) đã công bố kết quả khảo sát về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 tới với 1.569 cử tri Mỹ gốc Á được tiến hành từ ngày 4/7 đến 10/9.

Kết quả cho thấy: 54% người Mỹ gốc Á được hỏi dự định bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, trong khi chỉ 30% ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, trong nhóm cử tri gốc Việt, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump là 48%, lớn hơn so với ông Biden là 36%. Người Mỹ gốc Việt là nhóm châu Á duy nhất ủng hộ ông Trump nhiều hơn.

Tại sao lại có hiện tượng này? 

Lịch sử thuộc địa

Từ xưa, Việt Nam đã có lịch sử là thuộc địa và chịu ách đô hộ của Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Nhưng rất lâu trước khi Mỹ và Pháp tới Việt Nam, nước này nằm dưới ách đô hộ của Trung Quốc trong hơn 1.000 năm, từ năm 111 trước công nguyên cho tới năm 938.

Đất nước thống nhất năm 1975 sau khi lực lượng cộng sản Bắc Việt Nam kết thúc sự can thiệp của Mỹ tại Sài Gòn. Sau đó, Việt Nam tiếp tục có cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu với Trung Quốc năm 1979 khi Bắc Kinh âm mưu xâm chiếm và kiểm soát Việt Nam.

Theo The Conversation, Việt Nam đã hoà giải với Mỹ và Pháp trong thời hiện đại, nhưng với Trung Quốc vẫn luôn có cảm giác ngờ vực và đề phòng. Trong những năm gần đây, cảm giác này càng nặng nề hơn khi Trung Quốc liên tiếp có những âm mưu giành quyền kiểm soát ở biển Đông và khẳng định địa vị thống trị của họ đối với khu vực, gồm cả Đài Loan và Hồng Kông.

Những yêu sách lãnh thổ và biển của Bắc Kinh không chỉ có tầm quan trọng về tài nguyên thiên nhiên, mà còn mang đến cho Trung Quốc con đường an toàn cho giao thương và điều động lực lượng hải quân. Trong nhiều năm qua, người Việt Nam ở cả trong lẫn ngoài nước đã phản đối luật Đặc khu Kinh tế của chính phủ, được coi như một phương tiện để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng bên trong quốc gia phương Nam này.

Những cuộc di cư của người Việt Nam

Sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, nhiều người Việt Nam đã di cư hàng loạt khỏi chế độ Việt Nam cộng sản. Từ năm 1975 đến 1997, hơn 1,6 triệu người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài, trong đó Mỹ là nơi tiếp nhận lượng người di cư Việt Nam lớn nhất.

Ngày nay, tổng số người Việt Nam ly tán trên toàn cầu ước tính khoảng 4,5 triệu. Trong số đó, khoảng 1,3 triệu người Việt Nam đang sống ở Mỹ, tuy nhiên con số thực tế có thể vào khoảng 2 triệu khi tính cả những người lai với các dân tộc khác.

Dù ông Trump trước đây thường ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng quan hệ giữa Nhà Trắng và Bắc Kinh rõ ràng không phải là thân thiện.

Chính quyền TT Trump đã đàm phán lại các thỏa thuận thương mại và áp thuế lên nhiều hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc. Những hình phạt và lệnh cấm khác cũng được cưỡng chế sau khi Trung Quốc thông qua Luật An ninh mới đối với Hồng Kông.

Tháng trước, Mỹ đã mạnh mẽ lên án những yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Hiện nay, ông Trump cũng đã ký lệnh hành pháp quyết định ứng dụng truyền thông xã hội Tiktok của Trung Quốc tới giữa tháng Chín phải tìm được một người mua Mỹ hoặc bị chính thức cấm ở đất nước này. 

Không phải là những người ưa thích chủ nghĩa cộng sản

Giống như những người Ukraine và người Đông Âu đã rời đất nước trong Chiến tranh Thế giới thứ II và xây dựng cuộc sống ở nơi khác, người Việt Nam tản mác khắp nơi không phải là những người ưa thích chủ nghĩa cộng sản.

Và vì vậy, họ có ý thức hệ mâu thuẫn với chính phủ cộng sản Việt Nam hiện tại. Họ yêu đất nước quê hương Việt Nam, nhưng không phải chính quyền đương nhiệm. 

Đối với những người người Việt sống tha hương ở Mỹ, việc ủng hộ đối với ông Trump được thúc đẩy không chỉ bởi chính sách chống chủ nghĩa xã hội của chính quyền Trump, mà còn bởi hy vọng rằng ông Trump sẽ tiếp tục chống Trung Quốc (ĐCSTQ), và điều này sẽ gián tiếp bảo vệ Việt Nam.

Mặc dù sự thiên vị trong bầu cử của người Mỹ gốc Việt có thể không tạo nên hiệu quả cao, nhưng nếu chúng ta xét đến những người đang sống tại các bang chiến trường, lá phiếu của họ có thể mang tới một sự khác biệt.

Cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt những người thuộc làn sóng nhập cư đầu tiên tới Mỹ, có thể tin rằng chính sách chống ĐCSTQ của ông Trump sẽ phục vụ quyền lợi của họ ở đất nước quê hương. 

Vic Satzewich/ The Conversation

Xem thêm: