Nguồn gốc của loài người luôn là một trong những vấn đề nan giải trong cộng đồng khoa học. “Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) của Charles Darwin là một cuốn sách mở đường cho nhiều nhà khoa học bài xích quan điểm Thần tạo ra vạn vật. Từ trước đến nay, các nhà khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa vẫn đang cố gắng tìm ra lời giải thích thỏa đáng về nguồn gốc của loài người.

thuyết tiến hóa
(Ảnh minh họa: Par Bobrova Natalia/Shutterstock)

Darwin suy đoán rằng tổ tiên chung gần nhất của loài người đến từ châu Phi. Kể từ đó, nhiều cách giải thích tương tự đã được đưa ra. Cách đây vài năm, các nhà khoa học nhìn chung tin rằng người tinh khôn (Homo sapiens) xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước, và dần dần lan rộng ra mọi nơi trên thế giới trong hàng chục nghìn năm qua.

Tuy nhiên, những khám phá khảo cổ gần đây có thể lật đổ hoàn toàn giả thuyết này.

Ví dụ, một bài báo gần đây được công bố trên tạp chí Nature đã công bố bằng chứng về các công cụ thời kỳ đồ đá cách đây hơn 2 triệu năm đã được phát hiện tại Trung Quốc.

Trong một bài đánh giá gần đây trên tạp chí Science, nhóm tác giả đã điểm lại những khám phá quan trọng về nguồn gốc của loài người trong 150 năm kể từ khi xuất hiện thuyết tiến hóa của Darwin và kết luận rằng những nghiên cứu đó là “một mớ hỗn độn”.

Sergio Almécija, tác giả chính của bài đánh giá này, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Bộ phận Nhân chủng học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ cho biết: “Khi bạn xem xét bản tường thuật về nguồn gốc của loài người, đó là một mớ hỗn độn, và không có sự đồng thuận”.

Nhóm tác giả tin rằng hóa thạch rất cần thiết cho việc nghiên cứu sự tiến hóa của vượn người và loài người.

Có 2 phương pháp chính để nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Một là, phương pháp “từ trên xuống”, dựa vào việc phân tích các loài vượn hiện có, đặc biệt là tinh tinh; Hai là, phương pháp “từ dưới lên”, chủ yếu dựa vào việc phân tích hầu hết các loài vượn đã tuyệt chủng, trong đó chủ yếu tiến hành nghiên cứu hóa thạch.

Ở phần bình luận, nhóm tác giả đã thảo luận về những hạn chế của 2 phương pháp nêu trên. Họ tuyên bố rằng nghiên cứu “từ trên xuống” đôi khi bỏ qua thực tế là các loài vượn hiện có (bao gồm con người, tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và các loài lai) có thể đến từ các gia đình lớn hơn, nhưng những thành viên khác trong gia đình đã tuyệt chủng, và chúng chỉ là những cá thể sống sót còn lại.

Tuyên bố cũng nói rằng, mặt khác, các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận “từ dưới lên” có xu hướng cho từng cá thể vượn người hóa thạch một vai trò tiến hóa quan trọng phù hợp với một câu chuyện đã có từ trước.

Tuy nhiên, kết luận chung của các tác giả là hầu hết các giải thích về nguồn gốc con người đều không phù hợp với mẫu hóa thạch.

“Các loài vượn hiện có là những loài chuyên biệt, chúng là loài sống sót của một nhóm vượn lớn hơn hiện đã tuyệt chủng. Khi chúng tôi xem xét tất cả các bằng chứng, gồm cả vượn lớn hiện có và hóa thạch, rõ ràng thuyết tiến hóa của loài người dựa trên một số loài vượn hiện có làm cơ sở lý thuyết thực sự là một bức tranh nhiều lỗ hổng”, Ashley Hammond, một trong những tác giả bình luận, đồng thời là trợ lý giám đốc Bộ phận Nhân chủng học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, cho hay trong một tuyên bố.

Nhóm tác giả kết luận rằng bằng chứng thu được khi chỉ nghiên cứu các loài vượn hiện có là không đủ để giải thích vấn đề.

“Nếu các loài vượn thuộc kỷ Miocen (thời đại địa chất bắt đầu từ 23 triệu năm trước đến 5,33 triệu năm trước), cùng với loài người sơ khai và các loài vượn hiện có, là mục tiêu nghiên cứu, vậy thì các giả thuyết khác nhau hiện tại về sự tiến hóa của loài vượn và con người sẽ có thêm cơ sở.” ông Almécija cho biết trong tuyên bố, “Nói cách khác, hóa thạch vượn người rất cần thiết để tái tạo lại ‘điểm khởi đầu’ trong quá trình tiến hóa của con người và tinh tinh”.

Mặc dù sự khác biệt nghiêm trọng giữa cách tiếp cận “từ trên xuống” và “từ dưới lên” không có gì mới trong lịch sử khoa học, điều này thường chỉ ra rằng có những vấn đề cơ bản trong diễn ngôn của họ về các vấn đề khoa học, và có thể dẫn đến những vấn đề lý thuyết mang tính cách mạng lớn.

Bài báo được đăng trên tạp chí Science vào ngày 7/5.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: