Không thể phủ nhận, thuế quan đối với các sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới chế độ của Tập Cận Bình về tình trạng lạm dụng nhân quyền triền miên và vi phạm các điều khoản thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Các chuyên gia cho biết mặc dù chúng có mục đích rõ ràng và đã có một số tác động đến hành vi của Bắc Kinh, nhưng có thể đã đến lúc xem xét sửa đổi cách tiếp cận của Hoa Kỳ để gây áp lực hơn với Trung Quốc và phù hợp hơn với thực tế kinh tế. Điều đó có thể thích hợp hơn so với việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan.

Screen Shot 2021 10 05 at 9.21.06 AM
Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai – Ảnh chụp màn hình

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, chính quyền Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá hơn 300 tỷ USD của Trung Quốc để đáp trả các hành vi thương mại không công bằng của Bắc Kinh. 

Trong những lần phát biểu gần đây, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã đề cập đến khả năng nới lỏng hoặc loại bỏ thuế quan. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cũng cho biết vào tháng 10 rằng một số mức thuế quan thời Trump sẽ không bị ràng buộc. 

Một số chuyên gia lưu ý rằng, bước đi như vậy có vẻ phù hợp với thị trường tự do trong nước và cách tiếp cận chống bảo hộ, nhưng nó cũng có thể làm giảm áp lực buộc Bắc Kinh phải sửa đổi hành vi độc đoán của mình.

Charles Trzcinka thuộc Trường Kinh doanh Kelly, Đại học Indiana, người đã nghiên cứu và giảng dạy ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, đặt câu hỏi về lợi ích kinh tế của thuế quan.

“Người Mỹ trả thuế cho chính phủ. Vì vậy, điều này làm tổn thương họ. Đó là vấn đề đặc biệt đối với những người nông dân Mỹ, những người sản xuất lương thực rẻ hơn bất kỳ ai trên thế giới,” ông Trzcinka nói.

“Ví dụ, nông dân bang Indiana có thể sản xuất với chi phí thấp hơn so với nông dân Trung Quốc, bao gồm cả chi phí vận chuyển. Chúng ta thực sự hơn họ về ngô, đậu nành và thịt lợn. Chúng ta cũng có nhiều công nghệ hơn và vận hành tốt hơn,” ông nói thêm.

Nhưng mặt trái của đồng xu là việc cắt giảm hoặc dỡ bỏ hàng loạt thuế quan sẽ loại bỏ một công cụ quan trọng mà Mỹ đã gây áp lực lên Bắc Kinh để chỉnh đốn một số hành vi quá quắt của họ. Đó là lý do tại sao một số nhà quan sát ủng hộ chiến lược giữ lại các yếu tố của chính sách bảo hộ để có thể tiếp cận có mục tiêu và phù hợp hơn.

Clete Willems, một đối tác của công ty luật doanh nghiệp Akin Gump Strauss Hauer & Feld và là Phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng trong thời chính quyền Trump, coi thuế quan là cơ chế thực thi cốt lõi của WTO, và đặt câu hỏi về khả năng cũng như mong muốn việc loại bỏ chúng hoàn toàn.

“Hệ thống của WTO được thiết lập để khi một quốc gia thành viên bị phát hiện là không tuân thủ, hệ thống sẽ đề ra cách thức để các thành viên khác áp đặt thuế bắt quốc gia đó tuân thủ. Thuế quan là công cụ được ưu tiên để khiến một quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Nếu các nhà kinh tế cho rằng biểu thuế không còn đúng, thì có nghĩa là chúng có vấn đề với toàn bộ hệ thống thương mại quốc tế,” ông Willems nói.

“Chúng ta cũng không thể hoàn toàn giảm thiểu tính hiệu quả và thành công của thuế quan khi gây áp lực buộc Bắc Kinh phải sửa đổi hành vi của họ trong những năm gần đây.”

“Tôi nghĩ rằng thuế quan là một túi hỗn hợp về tính hiệu quả. Chúng đã có thể làm được một số điều nhất định, mặc dù có rất nhiều vấn đề mà chúng chưa giải quyết được,” ông Willems nói thêm.

Ông Willems cho rằng nông nghiệp là một lĩnh vực mà chính quyền Trung Quốc đã thay đổi hành vi của mình để đáp lại thuế quan.

Vào tháng 1 năm 2020, chính quyền Trump và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, theo đó Trung Quốc đồng ý mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong thời gian hai năm, bao gồm 32 tỷ USD hàng nông sản. 

Ông Willems lưu ý, kết quả của việc này là xuất khẩu nông sản từ Mỹ sang Trung Quốc trong năm nay đã đạt mức cao kỷ lục. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, tính đến tháng 10, Trung Quốc đã đạt 83% mục tiêu liên quan đến việc mua nông sản của Hoa Kỳ. Sở hữu trí tuệ và dịch vụ tài chính là những lĩnh vực khác đã được cải thiện sau thỏa thuận, ông nói thêm.

“Họ đã thay đổi một số hành vi và họ sẽ không bao giờ làm điều đó nếu không có thuế quan,” ông Willems nói.

Do đó, ông cho rằng nếu từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ hoàn toàn như Bộ trưởng Yellen ám chỉ, đó sẽ không phải là ý tưởng tốt nhất, mà cần có một chiến lược thông minh hơn, có mục tiêu hơn.

Một cách tiếp cận mà ông Willems và các đồng nghiệp đã ủng hộ trong nhiệm kỳ của mình tại Hội đồng Kinh tế Quốc gia và ông tin rằng vẫn có thể chứng tỏ hiệu quả, là không chỉ Hoa Kỳ, mà cả các nước liên minh ngừng nhập khẩu từ Trung Quốc, ví dụ như sản phẩm thép.

“Nếu có đủ các quốc gia ngừng mua thép Trung Quốc, thì điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch giá toàn cầu và sẽ không còn khả thi để Trung Quốc duy trì ngành công nghiệp của mình. Bạn sẽ có giá thành thị trường và giá thành Trung Quốc. Điều này có thể khiến Trung Quốc loại bỏ một số hàng tồn kho dư thừa của họ ra khỏi dây chuyền,” ông Willems nói. “Vậy thì sẽ không còn lượng thép đó tràn ngập các thị trường toàn cầu nữa.”

Trong một kịch bản như vậy, mức giá đạt được bên ngoài Trung Quốc sẽ phù hợp hơn với các tiêu chuẩn và kỳ vọng của thị trường. Các nước liên minh sẽ giao dịch thép theo giá thị trường, ông Willems nói.

“Tôi hy vọng rằng Tổng thống Biden vẫn có thể đi theo hướng đó. Tôi tin rằng họ đang coi đây là một lựa chọn,” ông Willems tiếp tục.

“Bởi vì thị trường quá lộn xộn, nó cần có một số hành động thương mại. Hãy gọi thẳng nó là chủ nghĩa bảo hộ hay một cái gì đó khác. Một liên minh các nước cần phải hành động cùng nhau để gây áp lực (lên Trung Quốc),” ông nói thêm.

Vấn đề về an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ (SHTT)

Bất cứ ai bàn luận về thương mại tự do giữa Trung Quốc và phương Tây đều phải lường trước những phản đối liên quan đến cuộc khủng hoảng nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc, bao gồm cả việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường đàn áp khốc liệt các quyền tự do ở Hồng Kông, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và đàn áp những người bất đồng chính kiến cũng như các tôn giáo và sắc tộc thiểu số khác.  

Tuy nhiên, còn một vấn đề khác, ngay cả những người không cảm thấy thuế quan có ý nghĩa kinh tế tốt nhất cũng phải thừa nhận, đó là thương mại không hạn chế với Trung Quốc đang mở ra cánh cửa rộng rãi cho mọi hành vi lạm dụng và đánh cắp tài sản trí tuệ (IP).

Theo báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ năm 2017 thuộc Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu Châu Á, tổn thất hàng năm do hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ có thể lên tới 600 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là thủ phạm chính.

Nếu các cuộc thảo luận về việc giảm thuế có đi có lại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, thì an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ là hai vấn đề quan tâm hàng đầu phải được giải quyết chi tiết và cân nhắc so với những lợi ích kinh tế nhất định. Đây là một trong những lý do thuyết phục hơn cho việc không bãi bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đối với Bắc Kinh.

Đông A lược dịch (theo The Epoch Times)

Xem thêm: