Đau đầu, đau gáy, đau cổ tay, đau mắt, đau lưng, đau ngón tay… là những cơn đau thường gặp của dân văn phòng.

Vậy thì có cách nào để giảm nhẹ những cơn đau này hay không? “Công tắc giảm đau” trên cơ thể nằm ở vị trí nào?

1. Đau đầu

Không gian ngột ngạt khép kín trong phòng làm việc cùng với việc cả ngày vùi đầu trong đống tài liệu, áp lực, lo âu, căng thẳng và mệt mỏi luôn dễ gây đau đầu cho những nhân viên công sở.

Khuyến cáo: Khi tập trung nhìn vào thứ gì đó quá lâu cũng có thể khiến bạn đau đầu, lúc này bạn cần phải cho mắt nghỉ ngơi, cách này cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa cơn đau đầu một cách hiệu quả.

dân văn phòng
(Ảnh: Shutterstock)

2. Đau cổ tay

Việc sử dụng chuột thường xuyên sẽ khiến gân tay luôn trong tình trạng căng cứng, gây tăng sinh dây chằng, xuất hiện các triệu chứng như ngứa ran, tê liệt, mất sức ở tay.

Khuyến cáo: Khi sử dụng chuột, không nên giơ tay lên không trung, nên chọn chuột có vòng cung lớn và bề mặt tiếp xúc rộng. Ngoài ra, chiều cao của chuột nên thấp hơn chiều cao của khuỷu tay khi ngồi. Tốt nhất nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau mỗi giờ liên tục sử dụng chuột.

3. Đau mắt

35% người dùng máy tính bị khô mắt, đỏ, sưng, đau, rát, mờ mắt và các triệu chứng tương tự khác do cài đặt ánh sáng, góc nhìn và màn hình.

Khuyến cáo: Khi sử dụng máy tính, màn hình nên đặt cách xa ít nhất 60 cm. Hãy nhìn vào khoảng không và thư giãn mắt sau mỗi 20-30 phút. Tăng thời gian cho các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền v.v…

mất trí nhớ, dân văn phòng
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

4. Đau ngón tay

Bề mặt của các khớp ngón tay được bao phủ bởi mô sụn dày từ 1 đến 2 mm, áp lực lâu ngày lên các đầu ngón tay có thể gây mòn sụn ở vùng chịu lực, thậm chí là gai xương cục bộ.

Khuyến cáo: Một số người thích chơi game trên điện thoại di động, nhưng tốt nhất sau mỗi 10 phút nên dừng lại và cử động ngón tay, cổ tay và nên chườm nóng kịp thời nếu cảm thấy hơi khó chịu. Khi sử dụng điện thoại di động màn hình cảm ứng, nên lưu ý luân phiên sử dụng hai tay để tránh ngón cái của một tay làm việc quá sức.

5. Đau chân

Ngồi quá lâu, ít vận động, khả năng co dãn của các cơ chân sẽ bị suy giảm, máu ở các tĩnh mạch lưu thông kém. Lâu dần sẽ dễ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân, gây đau nhức, tê bì.

Khuyến cáo: Nên đi lại trong văn phòng sau mỗi 30 phút hoặc thực hiện vài động tác đơn giản ngay tại chỗ ngồi.

6. Đau thắt lưng

Ngồi làm việc lâu, thắt lưng không đủ lực nâng đỡ, trọng lượng phần trên dồn hết lên cột sống thắt lưng dễ dẫn đến thay đổi độ cong sinh lý bình thường, khiến trọng lực lên đĩa đệm không ngừng tăng lên và gây thoát vị đĩa đệm.

Khuyến cáo: Tốt nhất nên chọn ghế văn phòng lưng cao, có độ cong, đệm dựa lưng có phần nhô ở chính giữa và có độ cứng nhất định, giữ cho trọng tâm giữa đầu và cột sống thắt lưng vuông góc với mặt đất. Thường ngày nên tập thể dục vừa sức, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.

Tác hại của việc ngồi lâu nghiêm trọng ngoài sức tưởng tượng, dân văn phòng
(Ảnh: Shutterstock)

7. Đau mông

Ngồi lâu sẽ xuất hiện tình trạng đau mông do cột sống và thắt lưng của cơ thể người bình thường lồi về phía trước, trong khi xương cùng lồi về phía sau, tạo thành một đường cong sinh lý bình thường.

Khuyến cáo: Nên cử động sau mỗi giờ làm việc và thường xuyên vận động ngoài trời.

8. Đau gáy

Dân văn phòng hàng ngày làm việc trên máy tính lâu ngày, cổ không hoạt động trong thời gian dài dễ làm thay đổi độ cong sinh lý của cột sống cổ, gây cảm giác đau mỏi cổ, khó xoay cổ và phát triển thành bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Khuyến cáo: Nâng cao vị trí của màn hình máy tính lên vài cm hoặc kê vài quyển sách dày bên dưới máy tính, để chuyển động tác cúi đầu thành động tác ngẩng đầu nhằm ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, hãy giữ cho lưng càng thẳng càng tốt khi dùng máy tính.

ngoi lau 4
(Ảnh: Shutterstock)

9. Đau vai

Ngồi ở một tư thế lâu ngày sẽ khiến các cơ ở vai căng cứng, dễ gây ép vào các mạch máu, dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ, gây đau mỏi.

Khuyến cáo: Giữ tư thế co vai khoảng 1 giây, sau đó dùng sức kéo hai vai xuống. Động tác tập vai đơn giản này sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu và giãn gân ở vùng vai gáy.

“Công tắc giảm đau” của cơ thể

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ thường gặp phải tình trạng đau nhức, có thể do bệnh lý, cũng có thể có liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thật ra trên cơ thể có rất nhiều “công tắc giảm đau” có thể giảm nhẹ những cơn đau bằng cách ấn huyệt.

1. Chữa đau đầu – Ấn “huyệt Ấn Đường”

Giữa trán (ở giữa hai đầu lông mày) có “huyệt Ấn Đường”, mát xa vị trí này sẽ giúp làm giảm cơn đau đầu hoặc khó chịu ở mũi.

huyet an duong
(Ảnh: hellosuckhoe.net)

2. Đau lưng – Xoa bóp eo lưng

Khi bị đau lưng, hãy dùng hai tay xoa bóp phần eo sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi eo lưng đặc biệt là xoa bóp hai bên cột sống lưng sẽ có tác dụng rất hữu hiệu.

3. Đau vai – Xoa bóp “huyệt Kiên tỉnh”

Xoa bóp vai không chỉ giúp lưu thông khí huyết ở vai, mà còn có thể ấn vào “huyệt Kiên tỉnh” ở vị trí giao giữa phần trên của ngực với vai – hay nói cách khác là chỗ cao nhất ở vai, mát xa nhiều lần vị trí này sẽ giúp làm giảm đau mỏi vai, cứng cổ và các triệu chứng khác.

Kiện Khang

Xem thêm: