Hôm thứ Tư (16/7), tại phiên điều trần trước Quốc hội, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Robert Redfield đã cầm trên tay chiếc khẩu trang dùng một lần mà ông đang đeo và nói rằng, đối với việc phòng ngừa dịch bệnh, đeo khẩu trang có thể còn hữu hiệu hơn là so với vắc-xin.

1080px White House Press Briefing 49483434882
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ Robert Redfield (Ảnh: Nhà Trắng)

Ông Redfield cho biết: “So với việc tiêm phòng vắc-xin, chiếc khẩu trang này có thể bảo vệ tôi tránh bị lây nhiễm một cách hiệu quả hơn.”

Ông nhận xét, khả năng miễn dịch của một loại vắc-xin có thể đạt tới 70%, có nghĩa là nó có thể không có tác dụng đối với gần một phần ba dân số.

“Nếu tôi không có phản ứng miễn dịch, vắc-xin sẽ không bảo vệ tôi. Nhưng cái khẩu trang này thì có thể.”

Một bài báo gần đây được xuất bản trên Tạp chí Y học New England đã chỉ ra, “khẩu trang có thể cản được một số giọt (nước bọt hoặc hắt hơi) chứa virus”, nhưng không phải tất cả các hạt virus. Do đó có thể sử dụng khẩu trang như một liệu pháp tiếp xúc, giúp mọi người kháng lại virus trong các hoàn cảnh.

Bài báo cho biết: “Nếu lý thuyết trên được xác nhận, thì việc áp dụng bất kỳ loại khẩu trang nào đi nữa cũng sẽ được dân chúng tiếp nhận rộng rãi và tuân thủ sử dụng, có thể giúp nâng cao tỷ lệ phòng vệ SARS-CoV-2 không triệu chứng”. Bởi vì các cá nhân đeo khẩu trang có rủi ro tiếp xúc với virus nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo.

Sarah Cobey – một nhà sinh toán học Đại học Chicago, nói với Yahoo! News: “Dùng các rào cản cơ giới để ngăn chặn sự lây nhiễm hiệu quả hơn vắc-xin không phải là ý tưởng điên rồ.” “Về cơ bản, đây là phương thức chúng ta kiểm soát bệnh tả và các mầm bệnh đường ruột bằng cách cải tiến kỹ thuật lọc không khí thay vì phát triển một loại vắc-xin đặc biệt hiệu quả.”

Không rõ tuyên bố của ông Redfield có tác động đến nghiên cứu của Tạp chí Y học New England hay không, tuy nhiên có nhiều bằng chứng khác cho thấy khẩu trang có thể ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ông Redfield và các nhà khoa học hàng đầu khác đã khuyên mọi người không nên đeo khẩu trang trong những ngày đầu bùng phát dịch bệnh ở Hoa Kỳ. Một phần vì lo ngại mọi người đều đeo khẩu trang sẽ làm cạn kiệt phương tiện bảo vệ cá nhân trong các bệnh viện. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng không hoàn toàn nắm bắt được cách thức mà virus lây lan trong không khí.

Giờ đây, quan niệm không nên đeo khẩu trang từ lâu đã bị thay đổi, nhiều thống đốc và quan chức địa phương ở Mỹ khuyến khích người dân đeo khẩu trang.

Ông Redfield cho biết: “Những chiếc khẩu trang này là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất mà chúng tôi có.” Những bình luận này, sau khi được đăng tải, đã được công nhận và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Điều này cho thấy hầu hết người Mỹ đã “kiệt sức” trong tranh cãi về việc có nên đeo khẩu trang hay không.

Trên thực tế, ít nhất về nguyên tắc, đại đa số người dân Hoa Kỳ thuộc bất kể đảng phái chính trị nào cũng đều ủng hộ việc đeo khẩu trang.

Trợ lý Bộ trưởng Y tế Brett Girol và Bob Kadeltz, một phó thư ký cấp cao khác của bộ, cũng tham gia phiên điều trần.

Girol cho biết, nếu chúng ta không tiếp tục tuân thủ kế hoạch quốc gia và thực hiện trách nhiệm cá nhân mỗi người, đặc biệt là đeo khẩu trang và tránh đám đông, thì các thành quả gần đây trong việc giảm lây nhiễm và tử vong có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc thậm chí bị đảo ngược.

Ông Redfield cho biết, ngay cả khi vắc-xin được tung ra thị trường trong hai hoặc ba tháng tới, nguồn cung của nó sẽ “rất hạn chế”, có nghĩa là phải mất đến vài tháng trước khi mỗi người Mỹ đều có thể tiêm vắc-xin.

Ông dự đoán, mức độ tiêm chủng này và việc khôi phục cuộc sống bình thường sau đó, phải đến cuối năm 2021 mới có thể được hình thành.

Lộ Khắc

MỜI XEM VIDEO: “Diêm Lệ Mộng: ĐCSTQ cố ý thả virus Vũ Hán ra”

Xem thêm:

Xem thêm: