Cảm xúc là điều mà mỗi người không dễ dàng làm chủ được, vì nó thuộc về bản năng. Tuy nhiên nếu bạn biết khắc chế và sử dụng trí tuệ xúc cảm một cách hiệu quả thì nó sẽ vô cùng hữu ích cho sức khỏe của bạn.

cảm xúc
Các phương pháp giữ gìn sức khỏe chỉ đạt hiệu quả thật sự khi có nền tảng cảm xúc lành mạnh. (Ảnh: imtmphoto/ Shutterstock)

Con người trong xã hội hiện đại ngày càng có nhiều vấn đề hơn và họ có xu hướng tìm kiếm các biện pháp bảo vệ sức khỏe từ khi còn trẻ. Và điều này thực chất cũng là đang phản ánh sự lo lắng trong nội tâm của mỗi người.

Tuy nhiên, sức khỏe của một người dù tốt hay xấu cũng đều cần phải chú ý đến sự điều chỉnh của cả bên trong và bên ngoài. Nếu liệu pháp ăn kiêng được thực hiện bên trong, thì việc quản lý cảm xúc là yếu tố cần điều chỉnh ở bên ngoài.

Một phương pháp giữ gìn sức khỏe hiệu quả nhưng không có nền tảng của cảm xúc lành mạnh thì việc giữ gìn sức khỏe đều vô ích.

Cảm xúc tiêu cực là sát thủ lớn nhất của cơ thể

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 90% bệnh tật là có liên quan đến cảm xúc. Từ quan điểm dữ liệu, nghiên cứu đã đưa ra hơn 200 loại bệnh có liên quan đến cảm xúc.

Ví dụ, trầm cảm là vấn đề cảm xúc điển hình nhất. Hay sự xuất hiện của ung thư vú cũng liên quan nhiều đến cảm xúc.

Có trường hợp một người mới hơn 40 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Gia cảnh của cô khá tốt, tài chính ổn định và mối quan hệ giữa vợ chồng cô cũng được đánh giá là hòa thuận. Nhưng điều đáng tiếc duy nhất là từ khi kết hôn đến khi phát bệnh là cô luôn không muốn sống chung với mẹ chồng.

Mặc dù mẹ chồng cô không phải là người xấu, nhưng con người ở những hoàn cảnh khác nhau vẫn có những thói quen của riêng mình, khi chung sống lâu dài, thì sẽ luôn có va chạm và phải kìm nén.

Cô nói rằng cô không có mong muốn nào trong cuộc đời này, chỉ mong có một ngôi nhà thực sự thuộc về mình, nơi mà cô có thể trang trí theo ý mình muốn, và ăn bất cứ thứ gì mình thích. Khi cô nói điều này, từ đôi mắt thể hiện ra khao khát mãnh liệt.

Và trong một thời gian dài, những cảm xúc chịu đựng và tổn thương lấp đầy trái tim cô. Đây có thể coi là một kẻ giết người vô hình được đưa vào cơ thể, và nó sẽ âm thầm cướp đi mạng sống dần từng chút một.

Do đó mới nói, trên đường đời, ngoại trừ tính cách của chính mình, thì cảm xúc chính là kẻ thù lớn nhất. Một người không thể đối phó với bất kỳ cảm xúc nào một cách chính xác thì sẽ khó mà có được sức khỏe tốt.

Từ góc độ tâm lý, cảm xúc của con người không tốt cũng không xấu. Bạn có thể tức giận, bạn có thể cười, bạn có thể buồn và bạn có thể hạnh phúc. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ muốn có cái gọi là cảm xúc tốt, không thích có cảm xúc xấu, một khi đã xuất hiện rồi sẽ cố gắng để trấn áp nó.

Trên thực tế, một khi cảm xúc phát sinh, nó đã tồn tại, nếu nó bị kìm nén, nó sẽ không biến mất mà chỉ tích tụ trong cơ thể, khi nó bị ức chế trong thời gian dài, cơ thể sẽ bật đèn đỏ.

shutterstock 2130337088
Mọi cảm xúc đều đáng được đối xử tử tế và mọi cảm xúc đều có lý do tồn tại của nó, kìm nén không phải là cách đối phó lâu dài. (Ảnh: shisu_ka/ Shutterstock)

Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân của nhiều bệnh tật

Có một người phụ nữ trước sau đều đoan chính hiền hòa, khi mọi người nhìn thấy cô thì như là thấy năm tháng yên tĩnh vậy.

Tuy nhiên, cho dù bản thân sống tốt như vậy, nhưng cô lại bị ung thư vú. Lý do là bởi vì cô đang bị kẹt giữa một người chồng khó tính và một cậu con trai mới lớn ngỗ ngược. Ngoài ra, bản thân cô là một phụ nữ trung niên, đang phải đối mặt với những thách thức của cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, cô đã cố gắng biểu hiện ra những cảm xúc tốt đẹp cho người khác thấy và nội tâm lại kìm nén cảm xúc xấu, cuối cùng chỉ có bản thân cô phải chịu đựng.

Mỗi người đều là một cơ thể bằng xương bằng thịt, không giống như một cỗ máy đã được lập trình sẵn và có thể hoạt động thường xuyên. Một người có tính cách lý trí thực sự có thể bình tĩnh xử lý nhiều mối quan hệ, nhưng một người không thể lúc nào cũng lý trí được, và việc một người có nhiều cảm xúc khác nhau là điều bình thường.

Tất cả mọi người hẳn đã nhìn thấy đôi mắt của trẻ em và người già. Mắt trẻ thơ vô cùng trong sáng, còn mắt người già thì xám vàng. Lý do là ngoài vấn đề về sinh lý ra, thì khi một người đã trải qua rất nhiều chuyện và tồn đọng cảm xúc, sẽ dẫn đến những thay đổi trong mắt.

Ví dụ như có người đau đầu không giải thích được, đến bệnh viện tìm cũng không ra nguyên nhân, là do tâm tình căng thẳng gây nên. Đối với những người bị gù nặng, ngoài tư thế đứng, ngồi sai thì áp lực tâm lý cũng là một nguyên nhân quan trọng.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số những cảm xúc gây ra vấn đề với hệ thống miễn dịch, thì những cảm xúc phổ biến bao gồm: tức giận, buồn bã, sợ hãi, trầm cảm, thù địch, nghi ngờ và mất kiểm soát. Do đó nếu cơ thể đang ở một trong những tâm trạng xấu này thì sức khỏe sẽ kém.

Trong nhiều trường hợp, đó không phải là vấn đề của cơ thể mà là vấn đề về cảm xúc, nó khiến cơ thể phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. 

Từ quan điểm tâm lý học, mọi cảm xúc đều đáng được đối xử tử tế và mọi cảm xúc đều có lý do tồn tại của nó. Nếu bạn biết cách đối xử tốt với cảm xúc của mình, cơ thể bạn sẽ có một nền tảng tốt.

Mọi cảm xúc đều xứng đáng được đối xử tử tế

shutterstock 1122615929
Đối xử tốt với cảm xúc không phải là dựa vào lý trí để kiềm chế bản thân, cũng không phải để bản tính bộc phát khi muốn nổi nóng, mà chính là cần “khơi thông” cảm xúc. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Đối xử tốt với cảm xúc không phải là dựa vào lý trí để kiềm chế bản thân, cũng không phải để bản tính bộc phát khi muốn nổi nóng.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể đối xử tử tế với cảm xúc của mình đây?

Trước hết, chúng ta cần hiểu đúng về cảm xúc. Rằng cảm xúc mình đang có là tốt hay xấu. 

Khi mọi thứ suôn sẻ, bạn sẽ hạnh phúc; khi bạn gặp thất bại, bạn sẽ chán nản. Đây là những phản ứng bản năng của một người và sự kiềm chế cưỡng bức tương đương với việc vi phạm bản chất con người.

Thứ hai, cảm xúc xuất hiện là để khai thông chứ không phải ngăn chặn. 

Do hiểu sai về cảm xúc nên khi xử lý cũng sẽ có những phương pháp sai lầm. Cảm xúc của con người giống như mạch máu của cơ thể vậy, nó là đường ống dẫn trong cuộc sống. Do đó có vấn đề thì phải nạo vét, không được cố tình làm tắc nghẽn hoặc chặn đứng nó lại, cuối cùng không thể khơi thông đường ống mới.

Chìa khóa để khai mở khóa cảm xúc là xác định và nhận thức được cảm xúc

shutterstock 554381707
Thay vì phủ nhận những cảm xúc tiêu cực, bạn cần nhận diện và giải tỏa nó, gặp gỡ bạn bè để tâm sự và gỡ bỏ cảm xúc tiêu cực là một cách hay. (Ảnh: Tom Wang/ Shutterstock)

Như đã nói ở trên, vui thì cười, không vui thì khóc là hiện tượng sinh lý bình thường, bạn nên nhận ra điều đó thay vì phủ nhận bản thân và nghĩ đây là một cảm xúc không tốt.

Ví dụ, một dự án mà bạn đã làm việc chăm chỉ đột nhiên bị dừng lại. Lúc này, có lẽ bạn đang tức giận và bực bội, nóng lòng muốn tìm người lãnh đạo.

Hiển nhiên, lúc này không thể liều lĩnh đi gặp lãnh đạo đấu tranh, nó không có lợi cho việc khơi thông cảm xúc. Thay vào đó có thể cùng bạn bè tán gẫu và ăn uống để giải tỏa u uất trong lòng. Hoặc tìm một nơi yên tĩnh, để trái tim của bạn thanh thản, nơi bạn không cần phải gượng cười cho người khác thấy.

Thiền định giúp giải tỏa cảm xúc

Ngoài việc tán gẫu với bạn bè, bạn cũng có thể chủ động giải tỏa cảm xúc thông qua thiền định. 

Sau hàng loạt các nghiên cứu, các bác sĩ đã đưa ra một kết luận rằng thiền định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một cách hiệu quả cao để giảm mỏi mệt, lo âu. 

Thiền định giúp giảm sự căng thẳng, bất an đặc biệt là giảm hoạt động của các nội tiết tố stress, giúp nâng cao chỉ số thông minh của cảm xúc.

Do vậy, thiền định được xem là giải pháp hàng đầu để giải tỏa cảm xúc và đạt được cuộc sống lành mạnh.

anh chup man hinh vdeo
Thiền định có thể giúp giải tỏa căng thẳng và nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần, do vậy đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người trên khắp thế giới. Ảnh học viên Pháp Luân Công đang tập bài thiền định. (Ảnh chụp màn hình video YouTube)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Theo Aboluowang

Thanh Mộc biên tập