Sự ra đi của Thẩm phán Tối cao Ruth Bader Ginsburg ngay trong giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử năm nay khiến cho cuộc cạnh tranh giữa hai đảng thêm phần gay gắt. Đảng Cộng hòa đứng trước cơ hội đưa ba thẩm phán bảo thủ vào Tòa án Tối cao còn Đảng Dân chủ kiên quyết chống lại bằng mọi giá. Vậy sách lược của hai đảng là gì?

Embed from Getty Images

Đảng Cộng hòa: Kiên quyết bổ nhiệm thẩm phán mới

Đảng Cộng hòa đã thể hiện rõ họ sẽ không bỏ qua cơ hội này. Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ thông báo ứng viên bổ nhiệm vào cuối tuần này. Trong khi đó, Mitt Romney, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thường xuyên đối đầu Trump đã đồng ý bỏ qua hiềm khích cá nhân trong nỗ lực bổ nhiệm thẩm phán của toàn đảng. 

Năm 2016, Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện đã kiên quyết chặn đề cử thẩm phán tối cao của tổng thống Dân chủ Barack Obama. Khi đó, Đảng Cộng hòa khăng khăng rằng thẩm phán tối cao không thể được bổ nhiệm vào năm bầu cử. Việc chờ đến khi có kết quả bầu tổng thống mới bổ nhiệm thẩm phán tối cao thể hiện “ý chí của nhân dân”. 

Nhưng nay họ đã thay đổi lập trường. Lý giải cho quyết định mà Đảng Dân chủ gọi là đạo đức giả, lãnh đạo Cộng hòa nói năm nay khác năm 2016 vì cả tổng thống và phe đa số thượng viện đều thuộc cùng một đảng. 

Cụ thể, để giải thích cho quyết định của mình, thủ lãnh phe đa số Cộng hòa Mitt McConnell tuyên bố: 

“Thượng viện và quốc gia thương tiếc việc Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg đột ngột qua đời, và sự cáo chung của cuộc đời của một người Mỹ xuất sắc. 

Embed from Getty Images

“Trong cuộc bầu cử giữa kỳ trước, ngay trước khi Thẩm phán Scalia qua đời năm 2016, người Mỹ đã bầu chọn một thượng viện với đa số nghị sĩ Cộng hòa, bởi vì chúng tôi cam kết vào nguyên tắc tam quyền phân lập trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ 2 của một ông tổng thống vịt què. Chúng tôi đã giữ lời hứa của mình”, ông McConnell nói tiếp. 

“Từ những năm 1880, thượng viện chưa từng phê chuẩn cho một ứng viên thẩm phán tối cao do tổng thống đảng đối lập bổ nhiệm trong năm bầu cử tổng thống”. 

“Ngược lại, người Mỹ tiếp tục bỏ phiếu để duy trì thế đa số của chúng tôi năm 2016 và 2018 bởi vì chúng tôi cam kết làm việc với Tổng thống Trump và ủng hộ sách lược của ông, đặc biệt là việc bổ nhiệm xuất sắc vào hệ thống tư pháp liên bang”. 

“Một lần nữa, chúng tôi sẽ giữ lời hứa của mình. Ứng viên của tổng thống Trump sẽ được bỏ phiếu phê chuẩn tại Thượng viện Hoa Kỳ”, McConnell khẳng định.

Có ai trong Đảng Cộng hòa phản đối không?

Có. Trong số 53 ghế của đảng này tại Thượng viện, đến nay có hai người tỏ ý phản đối bỏ phiếu bổ nhiệm thẩm phán tối cao ngay trước bầu cử. Với sự ủng hộ của Mitt Romney, người bị Trump gọi là “Thượng nghị sĩ cộng hòa tồi nhất”  Đảng Cộng hòa đã đủ 51 phiếu để phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán tối cao. 

Hai người phản đối là Susan Collins của bang Maine và Lisa Murkowski của bang Alaska. 

Bà Collins giải thích hôm 19/9: “Để công bằng với người Mỹ, khi mà họ sẽ chọn bầu cho tổng thống đương nhiệm hay một người khác, quyết định bổ nhiệm một thẩm phán tối cao tại vị suốt đời nên được đưa ra bởi người đắc cử vào ngày 3/11”. 

Nếu Trump và Đảng Cộng hòa xúc tiến bổ nhiệm, Collins nói bà sẽ bỏ phiếu chống với ứng viên đó. “Không phải bởi vì tôi không ủng hộ người này mà là vì chúng ta quá gần cuộc bầu cử”. 

Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski nói: 

“Từ nhiều tuần trước tôi đã tuyên bố tôi không ủng hộ việc lấp chỗ trống trong tòa án tối cao khi kề cận cuộc bầu cử thế này. Đáng buồn là, điều trước kia là giả thuyết thì hôm nay trở thành sự thật. Nhưng lập trường của tôi không đổi”. 

Nhưng cần lưu ý rằng các quan điểm này có thể thay đổi, tức là những người phản đối có thể quay ra ủng hộ hoặc ủng hộ quay ra phản đối. Tuy khó khăn, nhưng nếu Đảng Dân chủ có thể gây áp lực để thuyết phục thêm một số thượng nghị sĩ Cộng hòa “lung lay” – những người có ghế phải bầu lại vào tháng 11 này, họ có thể ngăn chặn kế hoạch của Trump. 

Đảng Dân chủ: Dùng mọi biện pháp để cản trở

Các quan chức Đảng Dân chủ đang làm mọi biện pháp, từ chỉ trích đến đe dọa để ngăn cản Đảng Cộng hòa xúc tiến đề cử. 

Embed from Getty Images

“Hãy nghe tôi nói rõ”, Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số (Đảng Dân chủ) đe dọa: “Nếu Lãnh đạo McConnell và các thượng nghị sĩ cộng hòa thực hiện vụ này, năm sau chúng tôi sẽ không ngại cái gì hết”. 

Ed Markey, thượng nghị sĩ đầu tiên đề nghị trả đũa bằng cách mở rộng tòa án tối cao: 

“Mit McConnell đã đặt tiền lệ. Không phê chuẩn ứng viên thẩm phán tối cao trong năm bầu cử. Nếu ông ta vi phạm điều này, khi Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện năm sau, chúng ta sẽ xóa sổ filibuster (thủ tục cản trở của phe thiểu số) và mở rộng tòa án tối cao”. 

Tuy đe dọa là vậy, nhưng Hiến pháp quy định rõ Tổng thống có quyền bổ nhiệm và Thượng viện có quyền phê chuẩn thẩm phán tối cao. Ngoài tiền lệ mơ hồ “chưa từng phê chuẩn thẩm phán tối cao trong năm bầu cử”, Đảng Dân chủ không có sự ủng hộ của căn cứ pháp lý nào. 

Vậy Đảng Dân chủ có thể làm gì?

  1. Cản trở mọi sự vụ của thượng viện

Mặc dù chỉ nắm 47 ghế, nhưng vẫn thừa để filibuster (cản trở) hầu hết mọi sự vụ tại Thượng viện. Họ có thể trì hoãn nhưng công tác bình thường không bị mấy người phản đối tại thượng viện, để Đảng Cộng hòa không đủ thời gian tổ chức tranh luận và bỏ phiếu phê chuẩn ứng viên của ông Trump. 

  1. Tái luận tội Trump hoặc luận tội Bộ trưởng Tư pháp

Bà Nancy Pelosi không bác bỏ ý định sẽ lập một cuộc luận tội mới đối với tổng thống Trump. Một số thành viên khác trong đảng thì đề nghị luận tội Trump hoặc Bộ trưởng Tư pháp William Barr nếu Trump cố tình xúc tiến bổ nhiệm thẩm phán mới. 

Việc hạ viện tổ chức luận tội sẽ khiến thượng viện buộc phải tổ chức phiên tòa phân xử trong khi chỉ còn hơn một tháng là đến ngày bầu cử 3/11. 

Tuy nhiên Đảng Cộng hòa cũng “dọa lại” rằng nếu bà Pelosi khởi động tiến trình luận tội tổng thống Trump, bà sẽ phải đối mặt với yêu cầu phế bỏ. Tuy nhiên Đảng Cộng hòa chỉ nắm thiểu số ở Hạ viện, nên điều này khó xảy ra. 

  1. Đóng cửa chính phủ

Ngân sách hoạt động của chính phủ liên bang sẽ hết và Đảng Dân chủ có thể không chịu thông qua dự luật ngân sách để cho chính phủ đóng băng. Tuy nhiên rủi ro của kế hoạch này quá lớn và bà Pelosi khẳng định đến thời điểm hiện tại, bà không muốn làm như vậy. 

  1. Đe dọa

Giải pháp đơn giản nhất, ít phức tạp và ít hậu quả nhất là thuyết phục được thêm hai thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu chống.  

Điều này có thể có hiệu quả nếu cả Biden và toàn bộ các nghị sĩ Dân chủ đều cam kết rằng họ sẽ thay đổi quy mô Tòa án Tối cao nếu Đảng Cộng hòa phê chuẩn thẩm phán của Trump. Hiện nay, Đảng Cộng hòa đã nắm được đa số ghế trong Tòa án tối cao (5-3) và đây là một lợi thế cực kỳ quan trọng do các thẩm phán này đều phục vụ suốt đời mà không bị mãn nhiệm. Thậm chí nếu năm sau Biden có bổ nhiệm được một thẩm phán cấp tiến thì Đảng Cộng hòa vẫn có lợi thế (5-4) ở Tòa án tối cao. 

Nhưng nếu Đảng Cộng hòa cố tình phê chuẩn một thẩm phán để đạt đa số lớn hơn: 6-4, và kịch bản Biden thắng cả và Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện xảy ra. Đảng Dân chủ có thể đề xuất mở rộng thêm vài ghế của tòa án tối cao, bất chấp hậu quả chính trị để trả đũa và phá bỏ thế đa số quan trọng của Đảng Cộng hòa. Như thế, không chỉ ngành tư pháp của Mỹ hỗn loạn mà Đảng Cộng hòa cũng mất hết ưu thế. 

Đe dọa này có thể đủ lớn để một số thành viên Đảng Cộng hòa e sợ. Nhưng nó cũng mang đầy rủi ro đối với chính Đảng Dân chủ khi tạo ra một vòng lặp thù hằn giữa hai đảng: cứ đảng nào chiếm được Tòa Bạch Ốc và Thượng viện lại thay đổi Tòa án Tối cao để có lợi cho mình. 

Trần Minh

Xem thêm: