Ngày 24/10 vừa qua, phiên bản online của New York Times đã đăng một bài báo có tựa đề “How The Epoch Times created a giant influence machine” (Tạm dịch: Tờ Epoch Times đã tạo ra một cỗ máy ảnh hưởng khổng lồ như thế nào). Sau đó, trong ấn bản Chủ Nhật ngày 25/10, New York Times tiếp tục đăng tải bài viết tương tự có tiêu đề “How an obscure newspaper became a bullhorn for the far right” (Tạm dịch: Một tờ báo ít người biết đã trở thành cái loa của phe cực hữu như thế nào). Cả hai bài viết này đều được New York Times dùng để tấn công tờ báo Epoch Times mà New York Times cho là cực hữu. Tuy nhiên trong hai bài viết này, New York Times đã vi phạm tiêu chuẩn đạo đức báo chí (journalism ethics and standards) khi sử dụng và bôi nhọ hình ảnh Pháp Luân Công để đạt được mục đích của mình. Về vấn đề này, đại diện của Pháp Luân Công cũng đã có bài viết làm rõ.

Đại diện Pháp Luân Công: New York Times bôi nhọ tín ngưỡng để tấn công tờ báo khác
Trụ sở tờ báo New York Times tại thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Osugi/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

“Chúng tôi rất buồn khi thấy tờ New York Times nói xấu Pháp Luân Công để tấn công vào một hãng truyền thông đối thủ. Những thông tin sai trái về một phương pháp tu luyện Phật gia, cũng như những thiếu sót đáng kể xung quanh cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc trên tờ báo này đang báo hiệu một sự suy thoái kỳ lạ và đáng lo ngại của một kênh truyền thông từng là trụ cột của báo chí Mỹ”, Giám đốc Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công, ông Levi Browde nhận xét trong một bài viết trên trang web của trung tâm.

“Đây là một việc đáng buồn, nhưng không phải là một việc bất thường. Tờ New York Times đã gần như im lặng trong hơn 20 năm trước những vụ vi phạm nhân quyền khủng khiếp đang diễn ra ở Trung Quốc đối với những thường dân Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công, trong khi đó họ vẫn đưa tin về các nhóm tôn giáo bị đàn áp khác ở Trung Quốc và các nơi khác”.

Một số bình luận của độc giả cũng bày tỏ sự không hài lòng ngay dưới bài viết của New York Times.

JimP, một độc giả tại Arizona viết: “Thật đáng cười là New York Times, một phần của đế chế truyền thông [thật sự] lại đang ném đá kênh truyền thông này. Lý do chủ yếu khiến Fox News và Epoch Times thành công như vậy là bởi vì có một mảng tin theo trường phái bảo thủ rất rộng bị bỏ trống.”

Screenshot 3

ML/NJ, độc giả tại North Caldwell, New Jersey cho biết: “Tôi vốn là độc giả đọc từ đầu đến cuối các số của New York Times trong hơn 50 năm. [Giờ đây] tôi thấy quá khôi hài khi họ tuyên bố một tổ chức khác là [đưa tin] thiên lệch.”

Đại diện Pháp Luân Công: New York Times bôi nhọ tín ngưỡng để tấn công tờ báo khác

JoeGiul, độc giả tại Florida viết: “Đi nói xấu và hạ thấp đối thủ cạnh tranh luôn luôn là việc làm không hay. Việc ám chỉ Pháp Luân Công là mờ ám là quá không trung thực.”

Đại diện Pháp Luân Công: New York Times bôi nhọ tín ngưỡng để tấn công tờ báo khác

Đáng chú ý là trong thời gian vừa qua, mức độ của cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã được hé lộ khi một Tòa án độc lập đã đưa ra kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền cộng sản Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng. Ông Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, chủ tọa của tòa, cũng cho biết nạn nhân chủ yếu của ngành công nghiệp có hàng chục đến hàng trăm nghìn ca ghép tạng mỗi năm này là những người tập Pháp Luân Công. Là một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, từng đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế, tuyên án của ông Geoffrey Nice đã gây ra rất nhiều thay đổi trong các chính sách cấy ghép tạng tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Xem bài: Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người)

Tuy nhiên trong hoàn cảnh BBC, Forbes, The Guardian, Newsweek, The Telegraph, The Wall Street JournalNBC… đều lên tiếng về vấn nạn này, thì New York Times, tờ báo từng được xem là trụ cột của truyền thông Hoa Kỳ, lại thật sự im lặng. Thậm chí, Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công cũng chỉ ra rằng, tại Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, cựu phóng viên Didi Kirsten Tatlow của tờ New York Times tại Bắc Kinh đã công khai làm chứng rằng, trong quá trình cô điều tra về việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm (trong đó có những người tập Pháp Luân Công bị đàn áp), tờ New York Times đã chủ động yêu cầu cô không báo cáo về sự thật này, mặc dù nó là “một bí mật công khai giữa các bác sĩ phẫu thuật” (Xem thêm lời chứng của Didi Kirsten Tatlow được đăng tải trên trang web của Tòa án).

Không dừng lại ở đó, Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công còn chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý bên trong bài báo ngày 25/10 của tờ New York Times. Trong đó Trung tâm này đưa ra những luận điểm sau:

1. New York Times cố tình nói giảm và làm mờ đi tội ác

Bài báo của New York Times viết: “Nhóm Pháp Luân Công cáo buộc [ĐCSTQ] tra tấn người tập Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng những người bị hành quyết.” Đồng thời, bài báo dẫn một tài liệu tham khảo trong ngoặc ghi chú rằng hàng chục nghìn người tập đã bị đưa đến các trại lao động “trong những năm đầu”. Hai điều này khiến người đọc có cảm giác rằng những vụ vi phạm nhân quyền mà Pháp Luân Công phải đối mặt ở Trung Quốc chỉ là do họ dựng lên, và rằng ngày nay rất ít người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải đối mặt với việc đàn áp.

Trên thực tế, theo báo cáo của Freedom House năm 2019, ước tính có từ 7 đến 20 triệu người ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tập Pháp Luân Công. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công cho biết họ đã ghi nhận và báo cáo về hàng nghìn vụ bắt cóc bất hợp pháp, các bản án dài, tra tấn và tử vong khi bị giam giữ trong năm 2020. Đồng thời, họ còn chỉ ra rằng các trang web của chính phủ Trung Quốc vừa khởi phát một chiến dịch mới nhằm “xóa sổ” Pháp Luân Công ở các thị trấn và làng mạc trên khắp đất nước.

Ngoài ra, trong 20 năm đàn áp, các báo cáo không chỉ đến từ phía Pháp Luân Công. Việc hàng triệu người bị chính quyền Trung Quốc sách nhiễu, giam giữ, bỏ tù, tra tấn hoặc giết hại thực tế đã được ghi nhận thường xuyên trong các báo cáo hàng năm của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Freedom HouseBộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và những cá nhân, tổ chức khác.

Chẳng hạn, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tra tấn, ông Manfred Nowak, đã báo cáo vào năm 2007 rằng “người tập Pháp Luân Công chiếm 66% số các nạn nhân bị cho là tra tấn khi bị chính phủ giam giữ”.

Hạ viện Hoa Kỳ từng thông qua Nghị quyết 343 vào năm 2016, “bày tỏ lo ngại về các báo cáo liên tục và đáng tin cậy về việc thu hoạch nội tạng có hệ thống do nhà nước hậu thuẫn” từ người tập Pháp Luân Công với “số lượng lớn”. Nội dung của nghị quyết lưu ý rằng “tại nhiều cơ sở giam giữ và trại lao động, các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công chiếm đa số, và được cho là phải nhận những bản án dài nhất và sự đối xử tồi tệ nhất”.

Ngay trong báo cáo của Freedom House năm 2017 đã xác minh độc lập được 933 trường hợp người tập Pháp Luân Công bị kết án tù lên đến 12 năm, đồng thời lưu ý rằng đây chỉ là một phần trong số những người bị giam giữ và “hàng nghìn người khác được cho là đang bị giam giữ tại nhiều nhà tù và trung tâm giam giữ ngoài vòng pháp luật.”

Báo cáo năm 2017/18 của Tổ chức Ân xá Quốc tế nêu rõ, “người tập Pháp Luân Công tiếp tục bị bức hại, bị giam giữ tùy tiện, bị xét xử bất công và tra tấn cũng như chịu các hình thức đối xử tệ bạc khác”. Vào năm 2013, nhóm nhân quyền này đã công bố một báo cáo chi tiết ghi lại đầy đủ không chỉ việc tra tấn những người tập Pháp Luân Công bị giam giữ trong hệ thống trại lao động mà còn cả việc thuyên chuyển số lượng lớn những người không chịu từ bỏ đức tin của họ đến các nhà tù cả trong và ngoài vòng pháp luật, sau khi mạng lưới trại lao động bị bãi bỏ.

2. New York Times lặp lại tuyên truyền của chính quyền ĐCSTQ

Theo Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công, tờ New York Times đã lặp lại nhiều tuyên truyền của chính quyền ĐCSTQ để “ma quỷ hóa” Pháp Luân Công, chẳng hạn New York Times nói rằng Pháp Luân Công “cấm hôn nhân giữa các chủng tộc khác nhau”. Tuy nhiên, theo Trung tâm này, “ngay cả những cuộc kiểm tra bình thường nhất đối với các cộng đồng Pháp Luân Công ở bất kỳ đâu trên thế giới, kể cả ở New York, cũng cho thấy rằng hôn nhân giữa các chủng tộc và trẻ em lai chủng tộc rất nhiều”. Ngay tại Trung tâm này, các nhân viên tình nguyện cũng kết hôn đa chủng tộc, và có con bình thường.

Theo Trung tâm này, các tuyên truyền tương tự là bắt nguồn từ các trang web của đại sứ quán Trung Quốc trên khắp phương Tây. Họ đã sử dụng cách làm này để bôi nhọ Pháp Luân Công trong các tuyên truyền bằng tiếng Anh vì họ biết rằng nó sẽ tác động tới nhiều người phương Tây.

3. New York Times tạo ấn tượng rằng người tập Pháp Luân Công là côn đồ

Khi nói về nguồn tin của mình, phóng viên của New York Times đã mô tả họ là những người ẩn danh vì sợ “Pháp Luân Công trả thù”. Bài báo của New York Times không đưa ra bằng chứng tin cậy nào cho sự “sợ hãi” này. Tuy nhiên đã thành công choàng cho Pháp Luân Công một cái nhãn côn đồ và bạo lực.

Theo Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công, rất nhiều nhân vật quan trọng, chính khách, giáo sư, đã lên tiếng về cách hành xử của người tập Pháp Luân Công. Nhiều người trong số họ đã công khai phát biểu về cộng đồng này.

Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada về vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, đã mô tả Pháp Luân Công là: “Những con người tốt bụng, ngọt ngào tuyệt vời mà không có một cục xương ác độc nào trong cơ thể.” (Xem video ông David Kilgour nhận xét câu này ở đây tại phút 1:20)

Ông Arthur Waldron, giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Khoa Lịch sử tại Đại học Pennsylvania, đã nói trong một bài viết đăng tải trên Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công rằng đây “là những người xuất chúng theo bất kỳ tiêu chuẩn nào: thông minh, học giỏi, chăm chỉ, có đạo đức, can đảm.”

4. New York Times mang định kiến chính trị tả hữu

Theo Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công, những nỗ lực của New York Times trong việc tô vẽ xu hướng chính trị cho Pháp Luân Công là không đúng đắn.

Theo New York Times, tờ Epoch Times là tờ báo được Pháp Luân Công hậu thuẫn và có xu hướng cực hữu. Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công cho biết, bản thân “người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, không có quan hệ chính trị ở Hoa Kỳ hoặc ở những nơi khác. Trên thực tế, ông Lý đã nhiều lần kêu gọi người tập Pháp Luân Công không đưa môn tập này tham gia vào chính trị.”

Trung tâm này cũng chỉ ra rằng trong khi Pháp Luân Công không gia nhập chính trị, thì “các cá nhân trong cộng đồng Pháp Luân Công có niềm tin của riêng họ trải dài trên các lĩnh vực chính trị, từ rất tự do đến rất bảo thủ, và trung lập. Tuy nhiên, Pháp Luân Công không có liên quan gì đến cách nhìn nhận của cá nhân, với tư cách là một nhóm hoặc cộng đồng, trong chính trị, cũng như không ủng hộ bất kỳ chính trị gia nào.” Do đó trên thực tế, Epoch Times không đại biểu cho Pháp Luân Công và cũng không phải do Pháp Luân Công “hậu thuẫn”, bất kể tờ báo này thuê người tập Pháp Luân Công hay không. Điều này cũng tương tự như rất nhiều tờ báo phương Tây thuê những người có tín ngưỡng Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo.

Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công cũng chỉ ra rằng sự ủng hộ Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ là vấn đề phi đảng phái. Điều này thể hiện trong rất nhiều nghị quyết của quốc hội Hoa Kỳ.

Nghị quyết 343 của Hạ viện đã được 83 đảng viên Dân chủ và 102 đảng viên Cộng hòa đồng ủng hộ. Nghị quyết 605 của Hạ viện đã được 40 đảng viên Dân chủ và 41 đảng viên Cộng hòa đồng ủng hộ. Và cuối cùng, Nghị quyết lưỡng viện (cả hai viện thông qua) 188 đã được 62 đảng viên Dân chủ và 37 đảng viên Cộng hòa đồng ủng hộ.

Tháng 7 vừa qua, một sáng kiến lưỡng đảng gồm các lá thư của 18 đảng viên Cộng hòa và 16 đảng viên Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ đã bày tỏ tinh thần tương trợ với người tập Pháp Luân Công và lên án chế độ Trung Quốc vì “đàn áp nghiêm trọng đối với người tập Pháp Luân Công”.

*

Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công còn nhắc đến một sự kiện lịch sử. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật quan trọng của New York Times và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2001, tổng biên tập (publisher) New York Times Arthur Sulzberger Jr. và Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã gặp nhau. Giang Trạch Dân là người đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999. Trong khi đó, ông Arthur Sulzberger Jr. đã là tổng biên tập New York Times cho đến năm 2017, và chuyển giao vị trí này cho con trai ông vào năm 2018. Đáng chú ý, sau cuộc gặp gỡ năm 2001, trong suốt 20 năm tiếp theo, New York Times hầu như không có một phóng sự nào có trọng lượng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ngoại trừ một số bài báo của Andrew Jacobs.

Điều Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công chỉ ra cũng không phải là không khiến người ta suy ngẫm, vì như đã nói từ đầu bài, tại Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, cựu phóng viên Didi Kirsten Tatlow của tờ New York Times tại Bắc Kinh đã công khai làm chứng rằng, trong quá trình cô điều tra về việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm (trong đó có những người tập Pháp Luân Công bị đàn áp), tờ New York Times đã chủ động yêu cầu cô không báo cáo về sự thật này, mặc dù nó là “một bí mật công khai giữa các bác sĩ phẫu thuật”.

Hơn thế nữa, việc New York Times lựa chọn không đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời đăng tải bài viết sử dụng và bôi nhọ hình ảnh Pháp Luân Công một cách định kiến để đạt được mục đích là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức báo chí (journalism ethics and standards).

Để kết luận, ông Levi Browde, Giám đốc Trung tâm Thông tin về Pháp Luân Công nhận xét: “Chúng tôi không được cho biết về hoạt động bên trong của Epoch Times, và vì vậy không thể bình luận về những điểm được đưa ra trong bài báo này. Tuy nhiên, với những thông tin sai sự thật về Pháp Luân Công, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về tính khách quan, cũng như tính toàn vẹn của bài báo này.”

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công cũng yêu cầu New York Times xóa bỏ bất kỳ chính sách hoặc thành kiến nào đối với Pháp Luân Công để có thể đưa tin một cách công bằng, chính xác.

Minh Nhật biên tập

Mời xem video: