Có thể thấy tình trạng lạm phát cao hiện nay của nước Mỹ rất giống với tình hình cách đây 40 năm thời chính quyền Carter của Đảng Dân chủ. Những trấn an cho rằng lạm phát là hiện tượng tạm thời liệu có phản ánh đúng thực trạng nước Mỹ hiện nay?

(Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.) 

LẠM PHÁT Ở MỸ
(Nguồn: Đông Phương)

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ vào tháng 12 năm ngoái tăng 0,5% [so với tháng 11], nhưng tính theo năm là tăng 7% [so với cùng kỳ 2020], là tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Mỹ trong 40 năm qua. Năm ngoái, chính quyền Biden, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các phương tiện truyền thông chính thống đã nhấn mạnh không nên lo lắng, lạm phát là hiện tượng tạm thời và sẽ sớm qua đi. Fed cho biết năm ngoái chỉ số giá cơ bản đã tăng 4,5%, Ủy ban Thị trường Mở (Federal Open Market Committee) của Fed tin rằng năm nay sẽ giảm xuống 2,7% khiến các nhân viên của Fed càng lạc quan, dựa theo cái gọi là chỉ số lạm phát của Phố Wall hiện cũng dự đoán sẽ giảm xuống 2,5%.

Những người tin lạm phát là hiện tượng nhất thời là do dựa trên một vài giả định. Thứ nhất là sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang cho chính quyền địa phương các cấp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã kết thúc, lưu thông tiền tệ giảm thì giá cả giảm, do tiền cũng như hàng hóa nên khi tiền càng nhiều thì giá trị đồng tiền càng yếu và ngược lại tiền trên thị trường hạn chế thì đồng tiền có giá trị hơn và vật giá sẽ giảm. Thứ hai, giá cả tăng là do nguồn cung thiếu hụt, do tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, và nút thắt này sớm muộn gì cũng sẽ được thông suốt. Thứ ba, khi đại dịch qua đi, người Mỹ đi làm trở lại, thị trường việc làm bớt căng thẳng, sản xuất tăng, cung tăng, giá hàng hóa sẽ giảm, cho nên lạm phát chỉ là tạm thời.

Có phải vậy không? Tất nhiên, cũng có những ý kiến ​​phản đối, giáo sư Jason Furman về kinh tế tại Đại học Harvard đưa ra ý kiến ​​phản đối, ông cho rằng quan điểm lạm phát chỉ là hiện tượng nhất thời là quá lạc quan, ngược lại lạm phát ở Mỹ sẽ tiếp tục như vậy trong năm nay, hoặc thậm chí tệ hơn. Ông đưa ra ba lý do:

Thứ nhất, đầu năm nay thị trường việc làm đã chật chội hơn, căng nhiều hơn so với sau Tết Nguyên đán năm ngoái. Trong thời gian 20 năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, chỉ số tốt nhất để dự đoán lạm phát trong một năm đó là tỷ lệ người Mỹ xin nghỉ việc, khi tỷ lệ này cao thì cho thấy thị trường việc làm tốt nên mọi người dễ thay đổi công việc, thay đổi ông chủ, khi giá nhân công tăng và giá cả cũng tăng theo và tiếp tục sẽ dẫn đến lạm phát. Đầu năm nay, tỷ lệ người Mỹ xin nghỉ việc cao kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn ba điểm phần trăm so với một năm trước, đồng thời là mức thu nhập trung bình tăng nhanh hơn năng suất lao động (nhanh hơn 5 điểm phần trăm so với năng suất lao động).

Thứ hai, nhu cầu thị trường vẫn mạnh, thậm chí còn mạnh hơn trước khi bùng phát COVID-19, nhưng sản xuất và cung ứng tiếp tục không theo kịp, do cung không đủ cầu nên giá cả không thể giảm. Mặc dù các quỹ cứu trợ do chính phủ liên bang tung ra đã được phân phối từ hơn 8 tháng trước, nhưng nhu cầu từ người dân vẫn không hề suy giảm. Mặc dù việc cứu trợ cho người dân thường đã hoàn thành, nhưng khoản chi tiêu lớn của chính phủ liên bang Mỹ vẫn tiếp tục, năm tài chính này sẽ tiêu tốn 500 tỷ USD, gọi là “American Rescue Plan”, chính quyền các bang sẽ tiếp tục chính sách miễn thuế để kích cầu kinh tế, chính quyền các địa phương cũng tăng dự toán ngân sách, trong 2 năm qua người dân Mỹ cũng đã hạn chế chi tiêu rất nhiều trong khi lại có trợ lực từ chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed, đây là lý do tại sao nhu cầu sẽ không giảm. Tuy hoạt động sản xuất phục hồi nhưng năm nay vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và vấn đề cung không đủ cầu vẫn tồn tại, chúng ta dễ thấy các kệ hàng của nhiều siêu thị và cửa hàng tạp hóa ở Mỹ vẫn thiếu hàng, điều này cho thấy vấn đề. Từ Phố Wall, các công ty, nhà phân tích, cho đến người tiêu dùng bình thường đều thấy giá năm nay cao hơn năm ngoái nhưng cũng không chủ động cắt giảm chi phí.

Thứ ba, tương lai của dịch bệnh là không chắc chắn, dịch bệnh có tiếp tục giảm như hiện nay? Sẽ có những biến thể mới? Không ai dám khẳng định trước được sẽ như thế nào. Nếu dịch bệnh giảm bớt trong năm nay, hoặc nếu xã hội loài người học cách chung sống với COVID-19 thì lạm phát sẽ trầm trọng hơn. Lý do vì khi lệnh bỏ phong tỏa áp dụng ở nhiều nơi sẽ khiến nhu cầu chi tiêu đột ngột tăng vọt, người tiêu dùng Mỹ sẽ giải tỏa sau thời gian dài ngột ngạt, khi nhu cầu tăng vọt mà nguồn cung không theo kịp thì giá cả tăng. Nếu dịch bệnh thuyên giảm thì ảnh hưởng cũng giống như việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào năm ngoái, khi cuộc sống trở lại bình thường thì việc chi tiêu sẽ gia tăng. Nếu Trung Quốc Đại Lục vẫn duy trì chính sách “zero-COVID”, qua đó thực hiện phong tỏa, thì nguồn hàng hóa của Mỹ chẳng phải càng khó khăn?

Từ những lý do trên, liệu có thể khẳng định lạm phát chỉ là hiện tượng nhất thời? Xu hướng kinh tế vốn khó đoán định, đặc biệt là tình trạng xã hội loài người gặp phải ngày nay là chưa từng xảy ra, nên các chuyên gia cũng không thể đoán trước sẽ đi về đâu, vì chưa có tiền lệ và mô hình. Nhưng có một điều gần như chắc chắn, quan điểm cái gọi là lạm phát là một hiện tượng ngắn hạn, cắn răng chịu đựng chờ sẽ qua đi là vô trách nhiệm, và nói căng hơn có thể gọi là đang đánh lừa cử tri, vì chính sách của chính quyền Biden là chi tiêu rất nhiều cho chính phủ lớn.

Nhìn từ vĩ mô, lạm phát có nghĩa là có quá nhiều tiền khiến tiền thành vô giá trị, vào năm 2020 do sự tấn công bất ngờ của dịch bệnh và chính quyền các địa phương đã lần lượt ra lệnh cấm và đóng cửa các thành phố, khi đó nhằm giúp người dân vượt qua khó khăn nên Quốc hội đã phân bổ 4 nghìn tỷ USD trợ cứu. Vào tháng Ba năm ngoái, chính quyền Biden đã đưa ra một chính sách kích thích khác trị giá gần 2 nghìn tỷ USD, trong khi trách nhiệm của Fed là ngăn chặn lạm phát thì họ lại ủng hộ, nhưng ngay cả khi xảy ra lạm phát thì Fed vẫn không ngừng kế hoạch mua công trái, nghĩa là không ngừng tiếp tục in tiền. Nên làm gì khi cả Nhà Trắng và Fed đều kích hoạt tăng giá? Thay vì thay đổi hướng điều chỉnh các chính sách tài khóa và tiền tệ thì họ áp dụng chiến thuật quan hệ công chúng trấn an mọi người đừng lo vì lạm phát chỉ là một hiện tượng tạm thời. Vào tháng Bảy năm ngoái, ông Biden nói không ai tin vào lạm phát, ngay cả các nhà kinh tế học nghiêm túc. Kết quả là vào tháng trước lạm phát đã đạt mức cao nhất trong 40 năm qua.

Người Trung Quốc thường chỉ ra lịch sử là một tấm gương, có thể thấy tình trạng lạm phát cao hiện nay của nước Mỹ rất giống với tình hình cách đây 40 năm. Lạm phát khi đó bắt đầu vào cuối những năm 1970, chính quyền Carter của Đảng Dân chủ không tìm ra lý do đã cho in tiền quá nhiều, họ không tự trách họ thì trách ai? Đổ lỗi cho các công ty dầu mỏ lớn, ngân hàng lớn, công ty viễn thông lớn và thậm chí cả chuỗi cửa hàng siêu thị, đổ lỗi cho các tập đoàn kinh doanh này đã độc chiếm thị trường và tăng giá, vì vậy chính phủ đã ban hành lệnh giới hạn giá, mở cuộc điều tra chống độc quyền và phát động thành chiến dịch mang tên “WIN, W-I-N, Whip Inflation Now” nhằm xử lý lạm phát, hệ quả nền kinh tế Mỹ ngày càng u ám, dù sau đó Chính phủ Carter bắt đầu hiểu và dỡ bỏ biện pháp thắt chặt đối với các ngành công nghiệp hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ, cũng bổ nhiệm Paul Volker được làm chủ tịch Fed, Quốc hội cũng thiết lập một quy trình điều phối ngân sách để giảm ngân sách của chính phủ nhưng đã quá muộn.

Ngày nay lịch sử đang lặp lại, ngày 12/1 ông Biden đưa ra tuyên bố rằng tỷ lệ lạm phát trong tháng 12 là 0,5%, thấp hơn 2 tháng trước, giá dầu và giá thực phẩm giảm cho thấy chính sách đúng đắn. Nhưng tỷ lệ lạm phát cốt lõi ở Mỹ, tức là tỷ lệ lạm phát không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm đã tăng, có một thời gian vào cuối năm giá dầu đã giảm nhưng bây giờ đang bắt đầu tăng trở lại, quan điểm phổ biến trong xã hội Mỹ nhận thấy sẽ tiếp tục tăng. Giống như chính quyền Carter hồi đó, hiện nay chính quyền Biden không tự trách mà đổ lỗi cho sự độc quyền của các tập đoàn kinh doanh, đổ lỗi cho họ về việc tăng giá và thừa nước đục thả câu, không biết tự kiểm điểm. Mặc dù ông Biden vẫn chưa sẵn sàng đưa ra mức giới hạn giá nhưng ông ủng hộ việc chính phủ liên bang chi tiêu nhiều tiền hơn và nói rằng chỉ bằng cách này mới có thể hạ giá. Tôi không biết tại sao chi tiêu nhiều hơn thì có thể hạ giá. Chính quyền Biden đã lừa cử tri khi cho rằng ngân sách của chính phủ liên bang có thể được tăng thêm 54% mà không gây ra lạm phát, bây giờ khi giá cả tăng vọt thì ông Biden đổ lỗi cho sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, nhưng trên thực tế năng lực sản xuất của Mỹ đã hoàn toàn phục hồi, và vận chuyển hàng hóa tại Mỹ cao hơn 27% so với trước khi có dịch bệnh. Tăng giá ngày nay là do nhu cầu tăng đột biến, khi nhu cầu tăng cao thì chắc chắn là thiếu nguồn cung, điểm nghẽn ở đây chính là kết quả của việc in tiền tùy tiện.

Dịch bệnh đã khiến thị trường lao động khó khăn và tiền lương của người Mỹ tăng lên, nhưng mức tăng lương danh nghĩa đã vô nghĩa bởi lạm phát. Ngày nay thu nhập trung bình hàng tuần thực tế của người Mỹ thấp hơn 11 USD so với trước khi ông Biden nhậm chức, thực tế thu nhập giảm này đã quá tỷ lệ của cuộc khủng hoảng tài chính trước đây 19 điểm phần trăm. Nhưng chính quyền Biden vẫn đang nỗ lực xây dựng lại kế hoạch 3B được tô vẽ hấp dẫn với quy mô gần 5000 tỷ USD.

Chính phủ không sợ lạm phát, trong khi hơn một nửa chi tiêu của chính phủ liên bang có liên quan đến tỷ lệ lạm phát. Với giá cả tăng, GDP danh nghĩa của Mỹ cũng sẽ tốt, và thuế cũng sẽ tăng. Tiền lương của tầng lớp trung lưu mà đặc biệt là nhóm lao động cổ xanh thì không mấy ảnh hưởng, những người kém may mắn là những người tiêu dùng và những người bình thường quen tiết kiệm. Các nhóm kinh doanh cũng không sợ lạm phát, doanh thu danh nghĩa của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu tăng. Nhóm kinh doanh chính trị được lợi, nhóm doanh nghiệp kinh doanh được lợi, nhưng đa số dân thường bị thiệt.

Vào cuối những năm 1970 khi người dân Mỹ không còn có thể chịu đựng nổi, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1978, Đảng Cộng hòa giành thêm 3 ghế ở Thượng viện và 15 ghế ở Hạ viện và sau đó giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, buộc chính quyền Carter phải thay đổi chiến lược. Cuối cùng vào năm 1980, ông Reagan đã bước vào Nhà Trắng, mở ra trang phát triển mới của nền kinh tế Mỹ.

Lịch sử thường lặp lại giống nhau một cách đáng kinh ngạc!

Đông Phương, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: