Các cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ) và các tổ chức đối tác đang cố gắng thống trị hệ thống giáo dục toàn cầu bằng cách quy chuẩn lại tiêu chuẩn giáo dục, nhằm tuyên truyền quyền tự do tình dục của trẻ em song song với các triết lý xã hội chủ nghĩa và tư tưởng anti-family (chống lại gia đình) cho người trẻ tuổi trên phạm vi toàn thế giới.

shutterstock 611615531
Logo tổ chức OECD (Ảnh: Shutterstock)

Đây thực sự là mối lo đối với những người coi trọng sự chung thủy trong tình dục, sự tự do kinh tế và gia đình. 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là tổ chức chủ chốt trong việc tạo điều kiện thúc đẩy phong trào giáo dục toàn cầu nhằm thay thế cha mẹ để trở thành vai trò chính ảnh hưởng đến con cái của họ. 

OECD ban đầu được thành lập để giúp các nước phục hồi sau Thế Chiến II, nhưng ngày nay, tổ chức này đang nhắm tới những mục tiêu khác. 

OECD là thành viên của Hiệp ước Toàn cầu (United Nations Global Compact) của LHQ và có mối quan hệ hợp tác với các tổ chức khác của LHQ, bao gồm UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa), tổ chức bảo vệ quyền tình dục của trẻ em trên toàn thế giới.

OECD cũng  hợp tác với tổ chức quảng bá quyền tình dục trẻ em lớn nhất trên thế giới IPPF và Quỹ xã hội mở OSF do tỷ phú kiêm nhà hoạt động chính trị George Soros đứng đầu. OECD cũng nhận tài trợ từ Quỹ Bill và Melinda Gates .

OECD từ trước đến nay tuyên bố ủng hộ dân chủ và thị trường tự do. Tuy nhiên, khi quan hệ với LHQ và các tổ chức khác ngày càng sâu sắc, các mục tiêu của tổ chức này dường như đang bị chuyển hướng.

Tổ chức OECD ủng hộ chủ nghĩa môi trường cấp tiến, chủ nghĩa xã hội và gạt gia đình ra ngoài lề xã hội.

Vậy lập trường mà OECD ủng hộ là gì?

Tài liệu “Tương lai của Giáo dục và Kỹ năng, Giáo dục 2030” (The Future of Education and Skills, Education 2030) của OECD, xuất bản năm 2018, viết : “Trẻ em đi học vào năm 2018…sẽ cần coi trọng sự thịnh vượng chung, tính bền vững và phúc lợi”  đặt lên trên các mối quan tâm khác, và nhấn mạnh rằng “Chương trình giảng dạy nên tiếp tục phát triển, có thể là theo những cách triệt để” để “phản ánh các yêu cầu xã hội  không ngừng phát triển.”

Theo OECD, trọng tâm của các nỗ lực giáo dục toàn cầu là:

  • Chủ nghĩa môi trường tập trung vào “biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên [vốn] đòi hỏi hành động khẩn cấp và [khả năng] thích ứng.”
  • Sự thay đổi kinh tế đòi hỏi “các mô hình kinh tế, xã hội và thể chế mới.”
  • Tiến hóa xã hội bắt nguồn từ “sự đa dạng văn hóa”.

Ba điểm gói gọn trên là “mầm mống” cho sự đòi hỏi việc kiểm soát toàn cầu các nguồn năng lượng; thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế chủ nghĩa tư bản sang một mô hình kinh tế “công bằng” hơn (tức là chủ nghĩa xã hội), và sự thúc đẩy đa dạng văn hóa có mục đích là đa dạng cấu trúc gia đình và đa dạng giới tính.

Trong tài liệu “Năng lực toàn cầu cho một thế giới hòa nhập” (Global Competency for an Inclusive World) của OECD cũng thể hiện rõ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa “chống lại gia đình anti-family” (chủ nghĩa giảm thiểu sự ảnh hưởng của gia đình, cha mẹ vào việc giáo dục con cái của họ.)

Tài liệu viết, “Các kỹ năng, thái độ và giá trị (đạo đức) điều chỉnh hành vi của con người cần được xem xét lại, nhằm chống lại các hành vi phân biệt đối xử đang phát triển trong trường học và trong gia đình”  và dạy những người trẻ “thách thức các định kiến ​​văn hóa và giới tính” và để “giúp xây dựng lòng khoan dung và một xã hội hòa nhập.”

Bản thân OECD thừa nhận rằng mục đích của họ là thúc đẩy mở rộng suy nghĩ của trẻ em ngoài các giá trị học được từ gia đình mình.

OECD sử dụng các công cụ kiểm tra như: Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) và Nghiên cứu về Kỹ năng Xã hội & Tình cảm (SSES) để thúc đẩy chương trình nghị sự này.

Khi nói về chương trình giáo dục Kỹ năng Xã hội và Tình cảm (SSES), OECD cho biết: “Ngoài việc kiểm tra mức độ các kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ em, nghiên cứu sẽ thu thập thông tin về bối cảnh học tập của gia đình, trường học và cộng đồng, nhằm cung cấp thông tin về các điều kiện và thực tiễn thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của các kỹ năng chính này.”  

OECD dự định hỏi trực tiếp trẻ em để biết thông tin về cuộc sống riêng tư trong gia đình. Dữ liệu này sau đó có thể được sử dụng để giúp các nhà giám sát giáo dục toàn cầu phân tích cách các yếu tố trong cuộc sống gia đình của trẻ có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của “kỹ năng và thái độ toàn cầu” xã hội chủ nghĩa mà Liên Hợp Quốc và OECD muốn nuôi dưỡng ở trẻ em.

Hỏi học sinh những câu hỏi yêu cầu đánh giá cuộc sống gia đình của mình là một kỹ thuật xã hội chủ nghĩa – cộng sản điển hình thường được sử dụng để thúc đẩy mâu thuẫn giữa trẻ em và gia đình, chia rẽ sự liên kết văn hóa – tinh thần và biểu lộ lòng trung thành tôn giáo.

Đo lường thái độ hay để thay đổi thái độ?

Vào năm 2012, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng của OECD, ông Andreas Schleicher, đã đưa ra một ví dụ minh họa rằng OECD không chỉ đo lường thái độ mà còn thay đổi thái độ thông qua thu thập dữ liệu:

“Dữ liệu đã thay đổi một số niềm tin và mô hình nền tảng của hệ thống giáo dục Đức. Ví dụ, theo truyền thống, giáo dục mầm non được coi là trách nhiệm của gia đình. Nếu phụ nữ gửi con đến trường mầm non, trong một số trường hợp họ bị coi là thiếu trách nhiệm gia đình. Công cụ đánh giá học sinh PISA đã thay đổi cuộc tranh luận đó và thúc đẩy giáo dục mầm non trở thành trung tâm của chính sách công ở Đức.” Ông Schleicher nói trong một buổi nói chuyện của chương trình truyền hình TED Talk năm 2012.

Hãy suy xét vấn đề này một cách cẩn trọng. Ông Schleicher cho rằng sự thay đổi trong thái độ và chính sách của Đức đối với giáo dục mầm non là do Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế PISA và OECD tạo nên. Trước đây, giáo dục mầm non được coi là trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là người mẹ. Giờ đây, nhờ Dự án Đánh giá Học sinh Quốc tế, mà giáo dục mầm non ở Đức đã trở thành trách nhiệm quốc gia. OECD sử dụng điều này như một ví dụ điển hình hiệu quả mà các đánh giá của họ mang lại. Và họ thực sự tận dụng lợi thế đó.

Tuy nhiên, đây là một khóa học nguy hiểm. Nếu chúng ta muốn bảo vệ đất nước, những đứa con và sự kết nối trong gia đình của chúng ta khỏi hệ tư tưởng toàn cầu, chúng ta cần nhanh chóng điều chỉnh hướng đi của mình:

  • Tách khỏi nguồn tài trợ giáo dục của liên bang và toàn cầu.
  • Tái địa phương hóa việc kiểm soát các chương trình giảng dạy ở trường học.
  • Phơi bày di sản tàn khốc và chết chóc của các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.
  • Khẳng định lại quyền của các quốc gia trong việc thúc đẩy các chính sách kinh tế và môi trường của mình.
  • Truyền đạt lại giá trị chung thủy và trách nhiệm tình dục dưới tiền đề hình thành một gia đình.
  • Thúc đẩy các giải pháp hướng về gia đình làm nền tảng cho các vấn đề thế giới.

Nếu chúng ta không thực hiện những hành động này — Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại dường như  không chắc chắn thực hiện chúng— chúng ta sẽ thấy sức sống xã hội, tình cảm, đạo đức và kinh tế của thế giới ngày càng rơi vào đống đổ nát.

Do đó, chúng ta không thể hoàn thành sứ mệnh bằng cách phụ thuộc vào chính sách công, mà cần phải thông qua gia đình và cộng đồng. Làm như vậy, theo thời gian, chúng ta sẽ nuôi dưỡng một thế hệ những người yêu nước, hiểu biết lịch sử, coi trọng quyền cá nhân, giải quyết quyền tự chủ về kinh tế và coi gia đình là cốt lõi của nền văn minh. Thế hệ những người yêu nước này sẽ sẵn sàng bảo vệ các trụ cột của cuộc sống thịnh vượng và xây dựng lại xã hội của chúng ta trên cơ sở nguyên tắc thực sự bền vững.

Kimberly Ells, bài viết được đăng trên Epoch Times, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

1ells 700x420 1
Tác giả Kimberly Ells (Ảnh: Kimberly Ells)

Giới thiệu về tác giả:

Bà Kimberly Ells là cố vấn chính sách cho Family Watch International, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ trẻ em khỏi hành vi tình dục trước tuổi thành niên, bảo vệ quyền cha mẹ và đề cao gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội. Bà đồng thời là tác giả của cuốn sách “Gia đình bất khả chiến bại: Tại sao chiến dịch toàn cầu để nghiền nát tình mẫu tử và tình phụ tử không thể chiến thắng”, trong đó cho thấy các cơ quan LHQ quảng bá rộng rãi quyền tự do tình dục cho trẻ em và định hình gia đình với tư cách là tổ chức quyền lực nhất trên thế giới.

Xem thêm: