Theo Đài Á châu Tự do (RFA), trong hoạt động chống kỳ thị người gốc Á ở San Francisco vào cuối tháng trước, một trong những bên tổ chức chiến dịch là Hội đồng hương Phúc Kiến có quan hệ chặt chẽ với lãnh sự quán Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

shutterstock 1921166075
(Nguồn: Ron Adar/ Shutterstock)

Khi một nhà hoạt động chống ĐCSTQ xuất hiện cầm tấm biển phản đối các vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương thì chút nữa bị kẻ nào đó tấn công nhưng vừa lúc may mắn có cảnh sát ngăn chặn kịp thời. Tác giả bài này khi tham gia diễu hành ở New York cũng đã bị một người ủng hộ ĐCSTQ quấy rối. ĐCSTQ cũng đã phát động tuyên truyền cả trong và ngoài nước nhằm chống lại cái gọi là phân biệt đối xử đối với người gốc Á để chuyển hướng chú ý của cộng đồng quốc tế khỏi những vi phạm nhân quyền lớn của nhà cầm quyền này.

Đầu tiên chúng ta phải làm rõ vấn đề có cái gọi là tội ác phân biệt đối xử với người gốc Á hay không. Những trường hợp phạm tội gần đây như Elliot (Brandon Elliot) ở New York và Long (Robert Aaron Long) ở Atlanta là đặc biệt đáng chú ý. Báo chí cánh tả chính thống đã đưa tin hai trường hợp nổi cộm này theo cách có kẽ hở cần làm rõ. Trong vụ đánh đập ở Midtown Manhattan, Elliot đã đánh một người Philippines 65 tuổi và hét lên: “Bà không thuộc về nơi này”. Elliot đã từng ngồi tù vì tội mưu sát mẹ anh ta vào năm 2002, khi gây án đang trong thời gian được ân xá. Tại Atlanta, một thanh niên da trắng 21 tuổi tên Long thú nhận rằng anh ta đã sát hại 8 người, trong đó có 6 phụ nữ châu Á.

Trong diễn tả phổ biến thì những cuộc tấn công này chỉ là những biểu hiện mới nhất của hệ thống được xây dựng cho uy quyền tối cao của người da trắng. Nhà Trắng thời Biden có lý giải cho rằng vấn đề kỳ thị người gốc Á có nguyên nhân từ cách gọi những cái tên như loại virus mới corona là “virus Vũ Hán”.

Thực tế quan điểm tường thuật của những người cánh tả và các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ là rất sai lệch. Elliot và Long là những ví dụ.

Long ở Atlanta khai với cảnh sát rằng anh ta tấn công các tiệm massage để loại bỏ sự cám dỗ tình dục. Anh ta phủ nhận việc giết những phụ nữ này vì họ là người châu Á. Giám đốc FBI Mỹ cũng cho biết hiện chưa thể kết luận cho thấy đây là tội phân biệt đối xử với người châu Á.

Một bài báo trên New York Times vào ngày 19/3 có tiêu đề “Ám thị về nạn kỷ thị chủng tộc và giới tính” nêu lên vấn đề về vụ giết người ở Atlanta, bài viết đổ lỗi cho tệ nạn vì chính quyền Trump đã liên tục nhấn mạnh liên quan giữa Trung Quốc và đại dịch virus corona mới, dù vậy tác giả thừa nhận không biết nhiều về động cơ vụ xả súng giết người ở Atlanta. Còn Elliot ở New York cũng phủ nhận cáo buộc về chủ nghĩa thượng tôn người da trắng, vì kẻ tấn công 38 tuổi này là người Mỹ gốc Phi. Điều khiến phe tả đặc biệt bối rối là trường hợp này đặt ra vấn đề bạo lực da đen ngày càng lớn từ người da đen đối với người gốc Á, điều mà các phương tiện truyền thông cánh tả và những người ủng hộ họ thường hạn chế đặt ra.

Trong tuần trước vào ngày 19/3, luật sư Sullivan đã đăng một bài gây bối rối cho giới truyền thông cánh tả, trong đó dẫn “Báo cáo Nạn nhân Hình sự năm 2019” của Bộ Tư pháp cho biết rằng:

“Trong các vụ bạo lực chống lại người châu Á có 24% kẻ tấn công là người da trắng, 24% tội phạm do chính người gốc Á gây ra cho người gốc Á, tội phạm người gốc Tây Ban Nha chiếm 7%; tội phạm người Mỹ gốc Phi chiếm 27,5%”.

Năm ngày sau, một bài báo trên Đài VOA Mỹ cho biết:

“Theo phân tích dữ liệu Sở cảnh sát New York của Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa Hận thù và Cực đoan, trong 20 vụ phạm tội của thành phố New York liên quan đến tội phạm gốc Á vào năm 2020, chỉ có hai trong số những kẻ tấn công này là người da trắng, 11 người là người Mỹ gốc Phi, và 6 người là người da trắng gốc Tây Ban Nha, và một người là người da đen gốc Tây Ban Nha”.

Vì vậy các cuộc tấn công vào người Mỹ gốc Á không thể tường thuật là do chủ nghĩa thượng tôn người da trắng. Người phụ trách mới của “Ban chuyên trách về Tội ác hận thù gốc Á” của Sở Cảnh sát New York hôm 2/4 cho biết, vụ việc gây sốt gần đây ở thành phố New York liên quan đến tấn công người Mỹ gốc Á, các nghi phạm bị bắt có một yếu tố chung là tiền sử bị bệnh tâm thần. Ngoài ra không thể phủ nhận là các cuộc tấn công vào người Mỹ gốc Á đã tồn tại trước khi ông Trump làm Tổng thống cũng như bùng phát dịch virus corona mới.

Trong các hành vi tội phạm đối với người châu Á thì có rất nhiều yếu tố, vẫn chưa rõ  lý do chủng tộc chiếm tỷ lệ thế nào. Chúng ta cần phân tích các vụ án một cách logic chặt chẽ, không thể đơn giản quy kết tội phạm nhằm vào người châu Á đều là tội phạm thù hận chủng tộc, không thể dễ dàng tin vào quan điểm từ truyền thông, đặc biệt là các mạng thông tin khác nhau của người Hoa ở Mỹ, vì trong số đó có rất nhiều là cơ quan tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ.

Quả thực trong lịch sử của Mỹ có vấn đề về phân biệt chủng tộc tồn tại, nhưng với sự tiến bộ của thời đại thì hệ thống xã hội Mỹ đã sửa chữa đáng kể những vấn đề khiếm khuyết đó, nếu không nhiều người Trung Quốc có tiếng đã không được bổ nhiệm làm quan chức cấp nội các Mỹ như cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Triệu Tiểu Lan (Zhao Xiaolan) hay đại diện thương mại Đới Kỳ (Dai Qi) đương nhiệm. Nước Mỹ là nơi thượng tôn pháp luật, nên kết luận vấn đề tội phạm chống lại người châu Á có phải là tội phạm thù hận chủng tộc hay không nên được giao cho các thẩm phán thay vì truyền thông, làm rõ điều đó là biện pháp đối phó hiệu quả nhất chống lại cuộc chiến tuyên truyền của ĐCSTQ.

Hồ Hạo
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả. UP Media Đài Loan trao quyền công bố duy nhất cho Vision Times)

Xem thêm: