Mới đây, Mỹ, Anh và Úc cùng tuyên bố thành lập liên minh quốc phòng 3 bên, lấy tên là “AUKUS”. Tổ chức này sẽ hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

p2633631a755790168
Mới đây, Mỹ, Anh và Úc cùng tuyên bố thành lập liên minh quốc phòng ba bên, lấy tên là “AUKUS”. Tổ chức này nhằm hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các học giả cho rằng, rõ ràng Bắc Kinh đã bị đưa vào bẫy khi bị gây sức ép. Một bức ảnh dữ liệu của một tàu ngầm tấn công hạt nhân Virginia. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ / Public domain)

Ông Dư Tông Cơ, cựu hiệu trưởng Học viện Chiến tranh Chính trị, thuộc Đại học Quốc phòng Đài Loan, cho rằng động thái của Mỹ không chỉ củng cố tình hình phòng thủ chung của chuỗi đảo thứ nhất, mà rõ ràng còn muốn gây sức ép lên Bắc Kinh. Ông Lâm Đình Huy, Phó tổng thư ký Hiệp hội Luật Quốc tế Đài Loan, cho biết trong một chương trình phát sóng trực tiếp rằng, Bắc Kinh thực sự đã bước vào cạm bẫy của một cuộc chạy đua vũ trang.

Theo CNA (Thông tấn xã Trung ương), ngày 15/9, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison, đã tổ chức một cuộc họp báo video chung tại Nhà Trắng. Đồng thời tuyên bố thành lập Liên minh 3 bên “AUKUS”, chủ yếu hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mục đích chính được cho là chống lại Bắc Kinh.

Trả lời phỏng vấn của thời báo Epoch Times, ông Dư Tông Cơ cho biết Mỹ, Anh và Úc đã là thành viên của Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes). Vào thời điểm này, việc thành lập một “Liên minh bán quân sự” rõ ràng là để gây sức ép lên Bắc Kinh. Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng là nền tảng để người Anh trở lại vũ đài quốc tế, nên họ rất quan tâm và đã cử hai tàu hộ vệ đến Nhật Bản.

Ông Dư Tông Cơ cho biết, trong những năm gần đây, Nhật Bản không ngừng củng cố tuyến phòng thủ các đảo phía nam. Đồng thời xây dựng một phiên bản Ấn Độ – Thái Bình Dương của “Tuyến phòng thủ Maginot” có thể chống lại Bắc Kinh. (Tuyến phòng thủ Maginot là một công trình quân sự xây dựng dọc biên giới Pháp-Đức và Pháp-Ý với mục đích bảo vệ lãnh thổ Pháp, lấy theo tên của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp André Maginot).

Lần này, Mỹ và Anh đã giúp Úc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nghĩa là họ hy vọng rằng Úc sẽ có khả năng hỗ trợ các hoạt động tầm xa dưới đáy biển. Họ muốn củng cố tình hình phòng thủ chung của chuỗi đảo đầu tiên.

Ông Dư Tông Cơ cũng đề cập vài ngày trước, có thông tin rằng Mỹ đang xem xét đồng ý đổi tên văn phòng đại diện của Đài Loan tại Mỹ. Các hoạt động này có tính hệ thống.

Tại sao lại chọn thời điểm này? Ông phân tích rằng biến chủng Delta hiện đã lan đến Phúc Kiến và Quảng Đông. Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh sẽ được tổ chức vào tháng 2/2022. Đồng thời ông Tập Cận Bình sẽ tái tranh cử vào tháng 10/2022. Vì vậy, nếu ông Tập gặp bất kỳ trở ngại nào về bất kỳ vấn đề nào, thì việc tái đắc cử của ông sẽ trở thành điều không tưởng.

Chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ là buộc ông Tập phải phạm sai lầm và nhượng bộ. Nếu ông Tập cố gắng thực hiện các hành động quân sự một cách vội vàng, thì cũng tương đương với việc liên minh của Hoa Kỳ có thể sử dụng vũ lực và đẩy nhanh sự tan rã của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Tô Tử Vân, một học giả từ Bộ Quốc phòng và Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng, cho rằng AUKUS đang kìm hãm sự phát triển lực lượng hạt nhân của Bắc Kinh. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã nhanh chóng gia tăng sức mạnh đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt là sự hiện diện của 7 tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Vì vậy, việc Úc chuyển sang đóng tàu ngầm hạt nhân là một sự thay đổi căn bản. Tàu ngầm hạt nhân có thể nằm dưới đáy biển suốt thời gian dài, giảm khả năng bị phát hiện. Đồng thời tăng thêm nhiều hiệu quả về chiến thuật và lợi ích chiến lược. Hơn nữa tuyến phòng thủ của Úc cũng có thể được mở rộng ra bên ngoài.

Vì sao Vương quốc Anh cũng muốn tham dự?

Ông Tô Tử Vân tin rằng ngoài việc là 1 trong 5 quốc gia theo thỏa thuận quốc phòng, Vương quốc Anh cũng phải đối mặt với tầm quan trọng của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nước này đã cử một nhóm tàu ​​chiến đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, để chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.

Chưa kể tới việc tên lửa liên lục địa “Đông Phong-41” của Bắc Kinh cũng có thể đe dọa châu Âu. Chỉ cần xét trên góc độ lợi ích kinh tế, nếu Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông, điều này cũng tương đương với việc họ có thể kiểm soát đường giao thông trên biển, từ Biển Đông sang châu Âu, ảnh hưởng đến kinh tế của nước Anh.

Vì sao Nhật và Đài Loan không cần phát triển tàu ngầm hạt nhân tại Biển Hoa Đông? Ông Tô Tử Vân phân tích rằng một mặt, xét khoảng cách giữa hai nước và Đại Lục khá ngắn, nên không cần dùng đến; mặt khác, biển Hoa Đông được coi là vùng nước nông, trong khi đặc điểm của tàu ngầm hạt nhân là lặn lâu, nên sẽ không có lợi khi ở vùng nước nông. Tàu ngầm truyền thống có thể tích nhỏ, sẽ hoạt động linh hoạt hơn. Vì vậy việc duy trì binh lực truyền thống dưới nước, đã có thể ngăn chặn hải quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Người dẫn chương trình Lưu Bảo Kiệt phát biểu trong chương trình “Khoảnh khắc quan trọng” rằng, toàn bộ Đông Á đã thực sự bước vào một cuộc chạy đua vũ trang vô cùng đáng sợ. Ngay cả Úc vốn dĩ chỉ muốn mua một chiếc tàu ngầm của Pháp, hiện giờ họ cũng đã đổi sang mua tàu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ. Đó là chưa nhắc đến việc Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Úc đã liên hợp thành một tuyến. Đối với Bắc Kinh mà nói, điều này đã trở thành một áp lực chạy đua vũ khí rất lớn.

Ông Lâm Đình Huy cũng đề cập rằng tất cả các máy bay quân sự của Hoa Kỳ đều có thể đậu ở Úc. Điều này có nghĩa là, Úc cũng tương đương như một bang mới của Hoa Kỳ. Tất cả năng lượng quân sự của Hoa Kỳ có thể được giao cho Úc để trang bị vũ trang cho nước này. Ngoài ra, nếu Bắc Kinh đánh Đài Loan và Hoa Kỳ không kịp đến giải cứu, thì Nhật Bản sẽ ra tay.

Vì vậy gần đây, các lực lượng tự vệ của Nhật Bản từ Hokkaido đã đến đảo Kyushu diễn tập. Khoảng cách này tương đương với từ Nhật Bản đến Đài Loan. Hoạt động trên cũng nhằm kiểm tra xem, với khoảng cách này rốt cuộc cần bao nhiêu thời gian, mới có thể thực hiện hành động bổ sung.

Ông Lâm Đình Huy nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đang phải chịu áp lực rất lớn. Nhưng nếu không đủ tiền thì phải làm thế nào? Tất nhiên là phải hạ thủ với những người giàu có và các tập đoàn tài chính. Vì vậy trên thực tế, Bắc Kinh đã sa vào cạm bẫy của một cuộc chạy đua vũ trang.

Lưu Thế Dân / Vision Times

Xem thêm: