Ông Hồ Bân Sâm (Hu Binchen), một cảnh sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới được “bầu chọn” làm ủy viên điều hành của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) khóa mới. Nhiều người thắc mắc liệu quan chức ĐCSTQ được bầu vào Interpol sẽ trung thành với ai. Tiến sĩ Tạ Điền – ​​giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina (Mỹ), đã phân tích về điều này.

p3043151a341088549
Ông Hồ Bân Sâm, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Bộ Công an Trung Quốc. (Ảnh: Trang web chính thức của Trường Đại học Cảnh sát)

Interpol từng là công cụ của Đức Quốc xã

Có thông tin cho rằng việc “bầu” quan chức ĐCSTQ vào ban chấp hành mới của Interpol đã khiến những người hoạt động công lý và các tổ chức trong cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi liệu Interpol có thể duy trì vị thế trung lập được hay không? Giáo sư Tạ Điền chỉ ra: “Interpol được thành lập vào năm 1923, chuẩn bị tròn 100 năm. Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế giới bên ngoài Liên Hợp Quốc (LHQ) với gần 200 thành viên, ngân sách cho năm tới sẽ là 100 triệu euro. Theo lý là khá hay vì chúng ta không có chính phủ thế giới, nhưng có một tổ chức cảnh sát hình sự xuyên quốc gia với mục đích chủ yếu là nhắm vào các hoạt động khủng bố, tội phạm có tổ chức, ma túy, buôn lậu, in tiền giả, rửa tiền, vấn đề khiêu dâm trẻ em… Vì là tổ chức cảnh sát xuyên quốc gia nên họ không thể thi hành luật tại địa phương ở một quốc gia nhất định. Tuy nhiên, mỗi quốc gia thành viên sẽ có một văn phòng phối hợp với cảnh sát ở quốc gia sở tại để điều tra, bắt giữ, dẫn độ những tội phạm liên quan.

Nhưng Interpol cũng có một quá khứ không mấy huy hoàng. Giai đoạn sớm của tổ chức này được bắt đầu ở một số nước châu Âu nhằm ứng phó vấn đề như vấn nạn tội phạm xuyên quốc gia và vấn nạn làm giả tiền tệ. Nhưng sau này trong kỷ nguyên Đức Quốc xã của Hitler, sau khi Đức tham gia thì nó thực sự trở thành một công cụ của Đức Quốc xã để giúp Đức Quốc xã thanh trừng những đối tượng mà họ muốn. Lịch sử của nó có một trang u tối như vậy”.

ĐCSTQ thâm nhập cũng tương tự Đức Quốc xã ngày trước

Giáo sư Tạ Điền cho biết việc ĐCSTQ thâm nhập bây giờ cũng không khác gì sự thâm nhập của Đức Quốc xã hồi đó. “Vì Interpol nhằm mục đích chống lại tội phạm có tổ chức. Tội phạm có tổ chức là gì? Nếu tội phạm có tổ chức là một chính phủ thì sao? Chúng ta biết ĐCSTQ thực sự là một nhóm tội phạm có tổ chức. Tổ chức này đích thực là nhóm tội phạm vì liên quan từ đàn áp nhân quyền, mổ cướp nội tạng sống, đến đàn áp người dân trong nước. Những nếu bây giờ tập đoàn tội phạm này tham gia Interpol để điều tra cái gọi là tội phạm có tổ chức thì họ điều tra thế nào? Dù về nguyên lý Interpol là một tổ chức rất tốt và thực sự cần thiết, nhưng nếu những chế độ xấu xa không có nhân quyền hoặc dân chủ, hoặc những chế độ xấu xa theo đuổi bạo lực cộng sản này tham gia vào thì sẽ nảy sinh vấn đề. Giống như khi xưa họ để cho Đức Quốc xã tham gia. Tôi nghĩ thế giới đang lặp lại sai lầm tương tự mà họ đã mắc phải cách đây 70 năm”.

ĐCSTQ lợi dụng nền dân chủ ở các nước nhỏ để thâm nhập và lôi kéo lá phiếu

Giáo sư Tạ Điền chỉ rõ thêm: “Cuộc họp toàn thể của Interpol có 194 nước, mỗi nước có một lá phiếu. Chúng ta biết rằng ĐCSTQ có sở trường trong việc thu hút và lôi kéo những nước nhỏ thông qua thủ đoạn hủ bại hối lộ, trong khi chúng ta biết rằng chính trị dân chủ cũng có mặt không tốt, ví dụ khi nó trở thành chính trị của đám đông thì rất tệ… Ví dụ về nền dân chủ Hy Lạp và La Mã cổ đại thời đầu mà chúng ta biết, có thể nói đó là thuộc khuôn khổ vai trò giới quý tộc chi phối và họ nêu cao các quy tắc và đạo đức, họ có thể bỏ phiếu theo cách dân chủ này. Nhưng nếu có một số đám đông thiếu hiểu biết tham gia thì sẽ gây ra vấn đề.

Hãy để tôi đưa ra một ví dụ khác. Ví dụ, nền dân chủ của Mỹ, chúng ta biết rằng tất nhiên có gian lận trong cuộc bầu cử, nhìn vẻ ngoài là dân chủ với một người một phiếu bầu, nhưng thực sự là không phù hợp. Ngoài ra phải kể đến chỉ có một nửa số người ở Mỹ đang nộp thuế thực sự, gần một nửa số người không đóng thuế, họ chỉ hy vọng rằng chính phủ sẽ cho họ tiền để họ sống, có rất nhiều người như vậy. Những người như vậy không đóng thuế cho đất nước mà thay vào đó dựa vào thuế của người khác để nuôi sống bản thân, trong khi họ cũng đi bỏ phiếu. Đối với lá phiếu của những người này, người mà họ chọn nhất định sẽ phải phục vụ họ. Đây là tôi nói về mặt hạn chế của nền dân chủ.

Chúng ta đã biết rằng ĐCSTQ đã xâm nhập và mua lại nhiều nước trong các tổ chức và thể chế quốc tế khác nhau; thủ đoạn thực hiện gần như tương tự ở châu Phi, châu Mỹ Latin và Thái Bình Dương”.

Quan chức ĐCSTQ trung thành với Đảng hơn là tổ chức quốc tế

Giáo sư Tạ Điền chỉ ra những người được ĐCSTQ tiến cử phải trung thành với ĐCSTQ. “Chúng ta không nói rằng người Trung Quốc không được tham gia vào Interpol. Trước đây Đài Loan cũng là một thành viên của Interpol nhưng sau này bị buộc phải rời đi và bị thay thế bởi ĐCSTQ. Tôi nghĩ người Trung Quốc chắc chắn có trình độ, có quyền và có khả năng trở thành nhà lãnh đạo. Nhưng có một vấn đề là cho dù họ vào Interpol, LHQ, hoặc các tổ chức khác nhau thuộc LHQ, tất cả, chẳng hạn được bầu làm chủ tịch, tổng thư ký, hoặc giám đốc điều hành của một cơ quan LHQ nào đó thì phải tuyên thệ trung thành với tổ chức đó. Vì mỗi người trên thế giới đều có tổ quốc của mình, nhưng không thể vừa trung thành với tổ quốc lại vừa trung thành với tổ chức nào đó của LHQ. Tổ chức LHQ phục vụ toàn thể cộng đồng quốc tế chứ không phải là một quốc gia nhất định, cho nên có câu hỏi về lòng trung thành: trung thành với ai?

Thông thường người được đề cử và bầu chọn vào giữ chức vụ trong một tổ chức nào đó của LHQ là quan chức đã nghỉ hưu ở nước nào đó, từ tổng thư ký LHQ đến tổng thư ký tổ chức nào đó khác của LHQ, phải thề sẽ từ bỏ lòng trung thành với đất nước của họ. Các quan chức của ĐCSTQ có làm được không? Họ không làm được, đây là vấn đề lớn nhất, các quan chức của ĐCSTQ phải hành động tại LHQ theo yêu cầu của Đảng và sứ mệnh của Đảng. Ví dụ về truy đuổi tội phạm, nếu ĐCSTQ tùy tiện vu khống và quy cho những người chống đối họ, chẳng hạn như các nhà bất đồng chính kiến, nhân vật tôn giáo hoặc nhà dân chủ… một tội danh tham ô nào đó, thì ĐCSTQ có thể sử dụng Interpol để truy nã, dẫn độ, bắt bớ họ… Vì vậy đây là vấn đề!

Mạnh Hoành Vĩ đã bị điều khiển để đưa ra thông báo đỏ

Giới truyền thông bên ngoài chỉ ra, theo thông tin từ Bộ Công an Trung Quốc, mỗi năm ĐCSTQ đưa ra khoảng 3000 vụ án điều tra qua kênh Interpol, và mỗi năm ban hành từ 500 – 600 “trát đỏ”. Cựu Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Mạnh Hoành Vĩ từng là Chủ tịch Interpol.

Theo cáo buộc của Đài Loan, thời ông Mạnh Hoành Vĩ cầm quyền đã ban hành lệnh truy nã đỏ quốc tế một cách bừa bãi, dẫn độ về Trung Quốc các nghi phạm Đài Loan bị nhiều nước bắt giữ. Giáo sư Tạ Điền chỉ ra: “Tất cả chúng ta đều quen thuộc với thông báo truy nã đỏ này của Interpol. Thực tế Interpol không chỉ có thông báo truy nã đỏ mà còn có hàng loạt thông báo màu xanh lam, thông báo xanh lá cây, thông báo vàng, đen và cam, nhưng thông báo màu đỏ là cấp cao nhất.

Khi một nước thành viên nhận được thông báo đỏ của Interpol, nước đó có thể ngay lập tức bắt giữ người bị thông báo và dẫn độ theo quy định của luật dẫn độ. Thực tế đối với bất kỳ nước nào, ĐCSTQ đều có thể yêu cầu chính phủ nước đó bắt giữ những người bất đồng chính kiến, chính trị gia hoặc bất kỳ ai khác mà Đảng không thích, sau đó dẫn độ họ về Trung Quốc. Được biết trong thời gian Mạnh Hoành Vĩ nắm quyền, ông ta đã đưa ra rất nhiều thông báo đỏ, vậy rốt cuộc ông ta đã bắt ai? Có làm theo yêu cầu của ĐCSTQ không? Đây là vấn đề mấu chốt nhất.

Giờ đây lại có một quan chức mới của ĐCSTQ trở thành ủy viên ủy ban điều hành Interpol, người này và Mạnh Hoành Vĩ đều từng thuộc Bộ Công an Trung Quốc nên có quan hệ. Mọi người đều rất lo lắng không biết đây là người thế nào? Cho nên bây giờ có một tổ chức Nghị viện xuyên quốc gia nhấn mạnh rằng cần phải chấm dứt ngay hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc và Hồng Kông, vì bằng cách đó ĐCSTQ sẽ không thể sử dụng lệnh truy nã đỏ để dẫn độ những người bất đồng chính kiến, những người chống đối, hoặc những người mà ĐCSTQ không thích về Trung Quốc. Tóm lại, người được ĐCSTQ giới thiệu phải trung thành với Đảng và phục vụ cho mục đích xấu xa của Đảng, vậy nên người ấy sẽ không thể trung thành với Interpol. Thực sự là rất nguy hiểm nếu cho phép chế độ ĐCSTQ vốn coi thường nhân quyền, không có nhà nước thượng tôn pháp luật mà lại có được uy quyền trong việc này”.

Tĩnh Nhữ, Vision Times

Xem thêm: