Twitter gần đây đã chặn các tài khoản chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này thật đáng buồn, nhưng nó cũng khiến chúng ta thực sự bắt đầu suy nghĩ về cách các phương tiện truyền thông xã hội phương Tây và các công ty công nghệ lớn (Big Tech) nên bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thay vì bị các nước độc tài như chế độ ĐCSTQ sử dụng như một công cụ để chống lại chúng ta.

(Dưới đây là bài viết của nhà hoạt động nhân quyền Thụy Điển Peter Dahlin thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Nếu nó hoàn toàn không được kiểm soát, các nền tảng ngôn luận tự do dựa trên công nghệ sẽ gây ra thiệt hại cho một xã hội tự do. Đây hoàn toàn không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề này thậm chí còn trở nên rắc rối hơn, khi các quốc gia độc tài sử dụng Facebook, Twitter, YouTube và thậm chí cả LinkedIn để thực hiện các chiến dịch thông tin sai lệch về tiền lương, ảnh hưởng đến bầu cử, chia rẽ xã hội và gây thiệt hại nghiêm trọng nói chung.

Khi được kêu gọi thực hiện hành động thích hợp chống lại các quốc gia độc tài phá hoại các xã hội tự do, các công ty công nghệ đã có một biện pháp bảo vệ bản thân khá nhất quán rằng nền tảng của họ cuối cùng sẽ mang lại quyền tự do ngôn luận lớn hơn. Do đó, họ không nên bị buộc phải hành động. Lập luận nghe có vẻ danh giá này thực chất lại là vừa rỗng tuếch vừa thiếu hiểu biết, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Tham vọng thu được càng nhiều lợi ích hơn chính là nguyên nhân ngăn cản các công ty Big Tech thực hiện bất kỳ hành động thiết thực nào.

Mark Zuckerberg (người sáng lập Facebook) đã cố gắng làm hài lòng ĐCSTQ bằng cách thỉnh cầu Chủ tịch Tập Cận Bình đặt tên cho đứa con chưa chào đời của mình vào năm 2015 và chạy bộ ở một Bắc Kinh ô nhiễm nặng. Đây là những hình ảnh mà không chiến dịch quan hệ công chúng nào có thể phản bác. Điều này cho thấy lòng trung thành thực sự của Zuckerberg đối với ĐCSTQ, dĩ nhiên là cũng không liên quan gì đến quyền tự do ngôn luận.

Embed from Getty Images

Mark Zuckerberg (thứ 2 bên phải) và các đại diện ở nước ngoài của Diễn đàn Phát triển Trung Quốc hoan nghênh sự xuất hiện của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, vào ngày 21/3/2016 (Kenzaburo Fukuhara / Pool/ Getty Images)
Những lập luận này của các công ty Big Tech đã bị bóc trần một cách triệt để. Nó cũng chẳng khác gì lời bào chữa của những người theo chủ nghĩa quân chủ khi tranh luận về việc duy trì chế độ quân chủ. Họ nói rằng chế độ quân chủ mang lại lợi ích kinh tế (mặc dù lợi ích này không được xác định rõ ràng và chưa bao giờ được chứng minh thực tế). Các nhóm vận động hành lang thương mại cũng sử dụng những lời lẽ tương tự khi bảo vệ các vi phạm kinh tế và thương mại của Bắc Kinh. Họ nói rằng tự do thương mại bằng cách nào đó sẽ dẫn đến dân chủ, tự do ngôn luận và pháp quyền ở Trung Quốc. Chúng ta biết câu nói này là rỗng tuếch và sai lầm, nhưng nó cứ lặp đi lặp lại cho đến khi một số người trong chúng ta chấp nhận nó.

Đối phó với tin giả và thông tin sai lệch trong xã hội của chúng ta chắc chắn sẽ là một hành trình dài và khó khăn. Tuy nhiên, khi ĐCSTQ, Nga và các nước độc tài hoặc tân toàn trị khác sử dụng các công cụ tự do ngôn luận của chúng ta để chống lại chính chúng ta, giải pháp thực sự rất đơn giản.

Lấy Twitter làm ví dụ. Nếu một quốc gia cấm người dân của mình truy cập Twitter, thì chúng ta hãy cấm luôn (bộ máy) nhà nước đó truy cập Twitter, kể cả các quan chức chính phủ. Điều này nên áp dụng cho ĐCSTQ, vì họ đã chính thức chặn Twitter ở Trung Quốc Đại Lục. Tuy nhiên, một số công dân đã có thể vượt qua “tường lửa” và các công ty lớn của Trung Quốc cũng có thể truy cập Twitter thông qua một VPN được chính phủ phê duyệt.

Một chính sách như trên thậm chí sẽ không phải đề cập đến vấn đề hóc búa, chẳng hạn như những gì có thể nói và những gì không thể nói trên các nền tảng như vậy. Thay vào đó, nó sẽ tập trung vào một câu hỏi đơn giản: Nhà nước sử dụng nền tảng này có cho phép người dân của mình có cùng quyền truy cập không? Nếu không được phép thì tự nó nên bị cấm: lấy quyền truy cập đổi quyền truy cập (access for access).

Chính sách này sẽ không chỉ làm tăng áp lực thực sự đối với các quốc gia độc tài trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các công cụ như vậy cho người dân của họ, mà còn hạn chế đáng kể khả năng của họ trong việc sử dụng những người khác để truyền bá thông tin sai lệch ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của Anh hoặc cố gắng chia rẽ Liên minh Châu Âu.

Tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders đã vận động chống lại Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), cũng đã thành công trong việc đẩy lùi hai tổ chức này ở một số quốc gia. 

Safeguard Defenders là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha, cam kết thực hiện và hỗ trợ các hoạt động thực địa địa phương ở một số quốc gia có môi trường nhân quyền tồi tệ nhất ở châu Á.

Đối với ĐCSTQ, đây là một tổn thất về uy tín. Nhưng trên thực tế, công việc cung cấp thông tin sai lệch của Bắc Kinh hầu như được thực hiện hoàn toàn trên mạng xã hội, rất ít khán giả xem các chương trình tin tức cũ kỹ của nước này trên TV. Sau khi bị thu hồi giấy phép của Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ở Anh, một người cung cấp thông tin nói với tổ chức Safeguard Defenders rằng CGTN đã thay thế chính sách “truyền thông xã hội trên hết” bằng chính sách “chỉ truyền thông xã hội”. Họ biết điều gì là thực sự quan trọng.

Chiến lược “access for access” rất đơn giản, công bằng, có thể dự đoán và cởi mở. Một ưu điểm khác là nó khá dễ thực hiện. Không một chế độ độc tài nào có thể giống như “chú bé chăn cừu” giả vờ khóc thét “chó sói, chó sói” để lừa dân làng trong câu chuyện ngụ ngôn, bởi vì với một chính sách cởi mở và công bằng như vậy, kết quả sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào họ.

Hãy cho những kẻ độc tài đang tước đoạt tự do của người dân một sự lựa chọn đơn giản và để họ tự quyết định.

Điều ngạc nhiên lớn nhất đối với tôi là nó thậm chí đã không được thảo luận như một sự lựa chọn và một chặng đường phía trước. Bởi vì bằng một cách nào đó, chiến lược này dường như vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Việc thực hiện một chiến lược như vậy dễ dàng hơn nhiều so với các nguồn lực cần thiết để chống lại internet bot (robot mạng), tìm ra những kẻ ấu dâm và những tội phạm trực tuyến.

Cải thiện việc quản lý thông tin sai lệch trực tuyến sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài và lớn lao, cũng không có ai có tất cả câu trả lời vào lúc này. Tuy nhiên, có những lĩnh vực chỉ có màu đen và trắng thì đây là một khởi đầu tốt khi chúng ta nghĩ về vấn đề lớn hơn của thông tin sai lệch.

Đã đến lúc những ‘gã khổng lồ’ truyền thông xã hội của chúng ta cần phải thực hiện một số bước thực tế để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố rỗng tuếch.

Giới thiệu về tác giả:

Ông Peter Dahlin là người sáng lập tổ chức nhân quyền quốc tế Safeguard Defenders và là đồng sáng lập tổ chức phi chính phủ “Hành động Trung Quốc” (China Action 2007-2016) có trụ sở tại Bắc Kinh. Ông là tác giả của cuốn sách Trial By Media và là một trong những người đóng góp cho cuốn sách “Cộng hòa nhân dân đã biến mất” (The People’s Republic of the Disappeared). Ông sống ở Bắc Kinh từ năm 2007 cho đến khi bị giam giữ và đưa vào một nhà tù bí mật vào năm 2016. Sau đó ông bị trục xuất và bị cấm nhập cảnh vào đất nước này. Trước khi sang Trung Quốc, ông làm việc cho Chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề bình đẳng giới. Hiện ông sống ở Madrid, Tây Ban Nha.

Bản gốc: “Phương tiện truyền thông xã hội phương Tây có thể làm được nhiều hơn ngoài việc nói suông để duy trì quyền tự do ngôn luận” đã được xuất bản trên tờ Epoch Times.

Xem thêm: