Năm 2013, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khởi xướng và lãnh đạo kế hoạch “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21” (Dự án ​​Vành đai và Con đường), và bắt đầu thực hiện vào năm 2014 đến nay đã 7 năm. Trong 7 năm qua, cộng đồng quốc tế đã hiểu rõ hơn về những kế hoạch khổng lồ của “Con đường Tơ lụa” “Con đường Tơ lụa trên biển” lịch sử này của ĐCSTQ. Con đường này nối liền Trung Quốc Đại Lục với Trung Á, Bắc Á và Tây Á, bờ biển Ấn Độ Dương, bờ biển Địa Trung Hải, Nam Mỹ, và Đại Tây Dương.

Embed from Getty Images

Các quốc gia trên thế giới nên đối đầu với dự án ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ như thế nào? Hiện giờ là lúc đưa ra quyết định dứt khoát. Cảng Hambantota ở Sri Lanka, một trong dự án trong kế hoạch Vành đai và Con đường, do không có khả năng trả nợ, Sri Lanka đã chính thức bàn giao Cảng Hambantota cho Trung Quốc theo hợp đồng cho thuê 99 năm. (Ảnh: Paula Bronstein / Getty)

Khi tình hình thế giới ngày càng trở nên hỗn loạn và chế độ ĐCSTQ lâm vào thế bất ổn, kế hoạch này của ĐCSTQ không những rơi vào vũng lầy và không được ủng hộ, mà tham vọng và động cơ phía sau của ĐCSTQ cũng ngày càng lộ rõ. Cộng đồng quốc tế đã hiểu rõ dự án ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ là thứ gì và mục đích của nó là gì.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là liệu các mục tiêu và phương pháp đối đầu với dự án ​​Vành đai và Con đường do các quốc gia khác nhau đề xuất có thực sự hiệu quả hay không, và đâu mới là phương pháp thực sự tối ưu và đúng đắn?

“Một vành đai” (Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa) trong dự án Vành đai và Con đường, bắt đầu từ Trung Quốc Đại Lục, dọc theo Con đường Tơ lụa trên bộ, qua Trung Á và Nga đến châu Âu. Mục đích trên bề mặt của ĐCSTQ là phát triển hợp tác kinh tế mới với các quốc gia và khu vực dọc theo tuyến đường này, đồng thời tăng cường cơ sở hạ tầng dọc theo tuyến đường. Nhưng động lực thực sự của ĐCSTQ là tiêu hóa năng lực sản xuất và lao động dư thừa ở Trung Quốc Đại Lục. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của phương tây, nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng cho Đại Lục. Ngoài ra còn có các lý do địa chính trị và an ninh cho dự án “Một vành đai” này của ĐCSTQ.

Đại Lục, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan trong “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (SCO) đều nằm trên Con đường Tơ lụa này. Năm quốc gia quan sát viên và 3 đối tác đối thoại của SCO cũng nằm dọc theo Con đường Tơ lụa. Nói cách khác, ĐCSTQ đang thực sự sử dụng nền kinh tế và lợi ích của mình, nhằm củng cố và tăng cường “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”, vốn ban đầu chỉ là một hiệp ước an ninh.

“Một con đường” (Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21) trong Vành đai và Con đường đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc Đại Lục và ASEAN, đồng thời tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Tính đến tháng 3/2021, Trung Quốc đã ký 200 văn kiện hợp tác về dự án “Vành đai và Con đường” với 141 quốc gia và 31 tổ chức quốc tế.

“Quỹ Con đường Tơ lụa” đồng bộ hóa và cung cấp tài chính cho Dự án ​​Vành đai và Con đường, ban đầu được Chính phủ ĐCSTQ tài trợ với số vốn 40 tỷ đô la Mỹ. Quỹ này cung cấp tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển và hợp tác công nghiệp cho dự án. Năm 2017, khi ĐCSTQ tăng vốn vào quỹ này, họ không sử dụng đồng đô la Mỹ, mà dùng 100 tỷ nhân dân tệ (tương đương 353,8 nghìn tỷ VNĐ). Trong quá trình thúc đẩy dự án ​​Vành đai và Con đường, ĐCSTQ cũng xúc tiến việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á.

Tháng 10/2014, 21 quốc gia bao gồm ĐCSTQ, Ấn Độ và Singapore đã chính thức ký “Biên bản chuẩn bị thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á” tại Bắc Kinh. Tháng 3/2015, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên bày tỏ ý định gia nhập hội đồng thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á. Sau đó, Pháp, Ý và Đức cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ. Hoa Kỳ và Nhật Bản từ chối tham gia dự án ​​Vành đai và Con đường từ đầu đến cuối.

Với sự ra đời của dự án ​​Vành đai và Con đường, ĐCSTQ và Pakistan lần đầu tiên thực hiện một loạt dự án quy mô lớn, trở thành trung tâm và đầu tàu của dự án ​​Vành đai và Con đường. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan dài 3.000 km với số vốn đầu tư lên đến 46 tỷ USD. Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Pakistan, Trung Quốc và Pakistan đã ký các thỏa thuận hợp tác và bản ghi nhớ về 51 dự án.

ĐCSTQ cũng đầu tư 50 tỷ đô la Mỹ, xây dựng 5 hồ chứa và trạm thủy điện tại lưu vực sông Indus ở Pakistan. Nguồn điện năng này chiếm 2/3 tổng số thủy điện của Pakistan. Trung Quốc và Pakistan cũng tích cực thúc đẩy việc xây dựng hành lang đường cao tốc Gwadar-Tân Cương, giúp ĐCSTQ có cửa biển trực tiếp với Ấn Độ Dương.

Sau đó, tháng 1/2018, Ngân hàng Trung ương Pakistan thông báo rằng thương mại song phương giữa Trung Quốc và Pakistan có thể được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, từ bỏ việc thanh toán bằng USD. Điều này đã mở cửa cho việc sử dụng đồng Nhân dân tệ, dần thay thế đồng đô la Mỹ trong các dự án tài chính, đồng thời làm giảm đáng kể áp lực ngọai hối của ĐCSTQ.

Nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực năng lượng ở Đông Âu, ĐCSTQ đã đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng, đường bộ, đường sắt và nhà máy điện ở Đông Nam Âu. Đồng thời, ĐCSTQ còn cho các dự án liên quan vay nợ thông qua các ngân hàng thương mại Trung Quốc. Trung Quốc lấy cảng Piraeus của Hy Lạp làm trung tâm, đảm nhận kết hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường bộ dọc theo “Vành đai và Con đường”, nhằm xây dựng “Con đường Tơ lụa Balkans”. Trung Quốc cũng có ý định đầu tư mạnh vào các dự án năng lượng ở các nước Đông Âu như Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Bulgaria và Romania.

Đối mặt với Châu Âu, ĐCSTQ đã khởi động Tàu tốc hành Trung Quốc-Châu Âu, một chuyến tàu liên vận quốc tế, nhằm tăng cường quan hệ kinh doanh và thương mại với các nước Châu Âu. Các chuyến tàu liên vận đi từ 28 thành phố của Trung Quốc gồm Tây An, Trùng Khánh, Trịnh Châu và Thành Đô đến 29 thành phố ở 11 quốc gia châu Âu như Milan, Moscow, Minsk và Hamburg.

ĐCSTQ nhấn mạnh rằng Tàu tốc hành Trung Quốc-Châu Âu có thể tiết kiệm 3/4 thời gian hoạt động và khoảng 1/5 chi phí so với ngành hàng không. Nhưng họ cố tình che giấu rằng mặc dù tàu tốc hành Trung Quốc-Châu Âu tiết kiệm thời gian và giá cả hơn so với vận chuyển bằng đường hàng không, nhưng lại kém hơn nhiều so với giá vận chuyển đường biển và hiệu quả của vận chuyển hàng không. Điều này có những hạn chế rất rõ ràng.

Ban đầu, ĐCSTQ muốn phá vỡ các nước EU bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đã cho thấy “mức độ thống nhất rất cao” đối với dự án “Vành đai và Con đường”. EU tin rằng họ có thể cho thấy lập trường chung của mình và ký kết bản ghi nhớ hợp tác dự án “Vành đai và Con đường”. Nhưng EU không để ĐCSTQ dùng hình thức hợp tác song phương giữa các nước trong EU với Trung Quốc (nghĩa là không để các nước EU lần lượt ký kết thỏa thuận song phương với Trung Quốc). Sự bảo vệ của EU trước tham vọng của ĐCSTQ được thể hiện ngay từ năm 2019.

Tham vọng cùng tâm lý man rợ và độc đoán của ĐCSTQ được thể hiện rõ nét khi kế hoạch này được kết nối với các nước Ấn Độ Dương. ĐCSTQ dẫn đầu kế hoạch xây dựng một cảng biển ở Hambantota, Sri Lanka. Giai đoạn đầu của dự án cảng bắt đầu từ tháng 11/ 2010, chi phí xây dựng là 361 triệu đô la Mỹ. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đầu tư 85% và thời gian cho thuê là 99 năm. Nhưng sau đó, do Chính phủ Sri Lanka không có khả năng trả nợ nên Sri Lanka đã chính thức bàn giao Cảng Hambantota cho Trung Quốc theo hợp đồng cho thuê 99 năm. Lòng tham và sự kiểm soát của ĐCSTQ đã gây chấn động và thức tỉnh toàn thế giới.

vành đai con đường
“Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock)

Việc liên kết Vành đai và Con đường của ĐCSTQ với các nước Đông Nam Á cũng gặp phải sự phản kháng. Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy đàm phán Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực (RCEP), nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với các nước Đông Nam Á. Sau khi thực hiện kế hoạch ​​Vành đai và Con đường, ĐCSTQ đã tìm cách xây dựng “Tuyến đường sắt xuyên Á”, kết nối Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, sự nghi ngờ và không hài lòng của các nước Đông Nam Á với ĐCSTQ được phản ánh trong các dự án như Đường sắt Trung Quốc-Thái Lan, Mỏ đồng Letpadaung ở Myanmar và Cảng Hambantota ở Sri Lanka. Các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã nghi ngờ ĐCSTQ, dẫn đến việc liên tục đảo lộn và đàm phán lại các hợp đồng.

Dự án đường sắt cao tốc dài 840 km giữa Trung Quốc và Thái Lan được ký kết vào tháng 9/2015. Dự án đường sắt giữa Trung Quốc và Lào, đường sắt cao tốc dài 418km từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đến Vientiane, thủ đô của Lào, được ký kết vào tháng 10/2015.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và công ty VEKA Indonesia đã ký thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh, chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung vào tháng 11/2015. Tuyến đường sắt Boten–Vientiane tại Lào dự kiến sẽ ​​đưa vào vận hành vào tháng 12/2021. Tháng 8/2017, Trung Quốc cũng tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia và Đường sắt Cao tốc Kuala Lumpur–Singapore ở Bờ Tây.

Tuy nhiên, sau khi ông Mahathir Mohamad được bầu làm Thủ tướng Malaysia vào năm 2018, ông đã lật đổ dự án đường sắt và tuyên bố đàm phán lại. Ông Mahathir cũng tuyên bố vào tháng 5 năm đó rằng dự án Đường sắt cao tốc Kuala Lumpur–Singapore sẽ bị hủy bỏ. Tháng 9/2018, ông Mahathir quyết định hủy 3 dự án đường ống dẫn dầu và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc, với tổng chi phí khoảng 2,8 tỷ USD.

Mục đích ban đầu khi ĐCSTQ thực hiện kế hoạch Vành đai và Con đường ban đầu bắt đầu từ việc mở rộng thị trường ngoại thương của Trung Quốc, xuất khẩu năng lực sản xuất dư thừa, xuất khẩu mô hình cơ sở hạ tầng của ĐCSTQ, xuất khẩu thất nghiệp, và thu được nguồn cung cấp năng lượng ổn định.

Sau đó mục đích này dần mở rộng thành chiếm cứ các vị trí chiến lược, xây dựng các liên minh địa chính trị và đoàn kết châu Âu chống lại Hoa Kỳ, xuất khẩu tư tưởng cộng sản, cuối cùng là thúc đẩy chế độ chuyên quyền cộng sản ra toàn thế giới. Đây là một dự án toàn diện với nhiều mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự.

Dự án Vành đai và Con đường đã ký hợp đồng với 46 quốc gia ở châu Phi, cuốn theo sự tham gia của 38 quốc gia ở châu Á, 27 quốc gia ở châu Âu, 12 quốc gia ở châu Đại Dương và 19 quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Như ông Derek Scissors, một học giả thường trú tại Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ, đã chỉ ra rằng, kế hoạch “Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình đã bị cản trở do dự trữ ngoại hối của Trung Quốc Đại Lục giảm mạnh. Khoản nợ khổng lồ của Trung Quốc Đại Lục cũng mang đến gánh nặng cho nền kinh tế.

Mục đích thúc đẩy kế hoạch ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ là hướng tới vị trí thống trị trong các vấn đề toàn cầu. Đồng thời thiết lập mạng lưới thương mại tập trung vào Trung Quốc Đại Lục, thúc đẩy quá trình “toàn cầu hóa”, chống lại sự kiểm soát nền kinh tế thế giới của các nước tư bản phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu. ĐCSTQ đang cố gắng xây dựng một hệ thống kinh tế và thương mại quốc tế mới, nơi Trung Quốc chiếm vị trí là “công xưởng thế giới”.

ĐCSTQ phủ nhận tuyên bố rằng dự án ​​Vành đai và Con đường là “Kế hoạch Marshall phiên bản Trung Quốc”, bởi ĐCSTQ vốn không có ý định lên Kế hoạch Marshall hỗ trợ châu Âu và chống lại chủ nghĩa cộng sản. ĐCSTQ đã thành công trong việc thuyết phục Vương quốc Anh tham gia dự án. Bởi ĐCSTQ đã đáp ứng được những mối lo ngại của nền kinh tế và sự không chắc chắn về hoạt động ngoại thương của Anh, sau khi nước này rút khỏi thị trường duy nhất là EU.

Hoa Kỳ phản đối dự án Vành đai và Con đường của ĐCSTQ, bởi rõ ràng ĐCSTQ đang cố gắng đẩy quyền lực của Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Theo một báo cáo nghiên cứu do Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc đưa ra, dự án Vành đai và Con đường rõ ràng đang nhằm vào tình hình của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Về mặt chiến lược, ĐCSTQ cũng sẽ từng bước loại bỏ Đài Loan.

Các quan chức Ấn Độ tuyên bố rằng do Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan sẽ đi qua Kashmir, nơi Pakistan kiểm soát (khu vực kiểm soát thực tế của Pakistan), nên kế hoạch này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích và chủ trương lãnh thổ của Ấn Độ tại Kashmir.

Ấn Độ từ chối tham gia “Diễn đàn Vành đai và Con đường Hợp tác Quốc tế” ngày 14/5/2017. Ấn Độ cũng cảnh báo các nước khác về “gánh nặng nợ nần không thể giải quyết” khi tham gia vào kế hoạch này. Báo cáo năm 2018 của “Trung tâm Phát triển Toàn cầu Washington” của Mỹ cho thấy trong số 68 quốc gia tham gia dự án “Vành đai và Con đường”, 23 quốc gia đã nợ nần chồng chất, 8 quốc gia còn lại có nguy cơ mắc nợ cao. Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne của Đức (IW) cho rằng dự án “​​Vành đai và Con đường” không chỉ mang lại gánh nặng nợ nần lớn cho các nước đang phát triển, mà còn gây ra nhiều áp lực tài chính cho chính bản thân Trung Quốc.

Vậy biện pháp đúng đắn khiến cộng đồng quốc tế phản đối dự án ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ là gì? Phương án các quốc gia đưa ra nhằm chống lại dự án ​​Vành đai và Con đường liệu có hiệu quả?

Ấn Độ đề xuất “Kế hoạch gió mùa” và “Con đường gia vị” nhằm chống lại ĐCSTQ. Kế hoạch “Vành đai và Con đường phiên bản dân chủ” do Hoa Kỳ ấp ủ, đề xuất mới của chính quyền Biden, cũng bị cư dân mạng Trung Quốc chế giễu. Anh và Mỹ sẽ tạo ra Kế hoạch toàn cầu, nhằm chống lại dự án ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ. Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng có kế hoạch phát triển các dự án thay thế ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm đối trọng với dự án ​​Vành đai và Con đường.

Kế hoạch của Hoa Kỳ và Nhật Bản là hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, gồm mạng 5G và năng lượng hydro tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và các khu vực khác, nhằm đối trọng với dự án ​​“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Bằng cách xây dựng một khuôn khổ rõ ràng cho các doanh nghiệp, hai nước này hy vọng sẽ giành được lòng tin của các nước trong khu vực, và giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh với ĐCSTQ về ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ và Nhật Bản hy vọng rằng kim chỉ nam về cơ sở hạ tầng chất lượng cao này, cùng với các tiêu chuẩn mua sắm và quy tắc bảo trì, sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ rò rỉ công nghệ và đánh bại ĐCSTQ. Úc cũng hy vọng sẽ tham gia và thiết lập các dự án hợp tác giữa Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Cuối tháng 3 năm nay, khi Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu và Canada áp đặt lệnh trừng phạt với quan chức ĐCSTQ vì nước này vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, ĐCSTQ đã áp đặt “các biện pháp trừng phạt ngược” đối với Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Canada và Hoa Kỳ. Cuộc phản công vô lý này đã khiến Anh, Mỹ và các nước khác nổi giận. Khi căng thẳng giữa phương Tây và ĐCSTQ leo thang, các nhà lãnh đạo của Mỹ và Anh bày tỏ rằng họ sẽ đoàn kết với các nước dân chủ, đưa ra sáng kiến ​​chống lại kế hoạch “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.

Chi tiết của kế hoạch đối phó vẫn chưa được công bố, nhưng Thủ tướng Anh Johnson đã đồng ý sẽ họp qua điện thoại với ông Biden và cung cấp hàng trăm triệu bảng Anh hỗ trợ cho kế hoạch ​​này. Vương quốc Anh có thể coi việc trục xuất gián điệp Trung Quốc là một phần trong kế hoạch của mình.

Tổ chức tư vấn về ĐCSTQ gần đây đã khuyến nghị rằng các nhà chức trách ĐCSTQ sử dụng dịch bệnh và “Vành đai và Con đường” nhằm “giành được quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ” “tranh giành vị thế trung tâm của thế giới”. ĐCSTQ thậm chí còn sử dụng dịch bệnh và dự án “Vành đai và Con đường” nhằm thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, thay thế “Giấc mơ Mỹ”.

Có thể thấy rằng cộng đồng quốc tế hoàn toàn đối đầu với ĐCSTQ, loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng trong kế hoạch “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Đồng thời tiếp tục làm tan rã ĐCSTQ, loại bỏ các nhân tố nguy hiểm của ĐCSTQ với thế giới, với trật tự kinh tế và thương mại quốc tế. Thậm chí loại bỏ cả chế độ ĐCSTQ, mối nguy với nền hòa bình và ổn định trên toàn thế giới. Điều này rất khẩn cấp!

Cụ thể, các biện pháp đối phó của Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ thiên về trình độ kỹ thuật của 5G và xây dựng các nguồn năng lượng mới. Nhưng điều này không đủ để ngăn cản Huawei của ĐCSTQ chinh phục các thành phố trong lĩnh vực này. Hoa Kỳ và Nhật Bản có năng lực và công nghệ, có thể sử dụng công nghệ vệ tinh như dự án Starlink, nhằm chiếm lĩnh trực tiếp các tiêu chuẩn và cơ sở 5G, thậm chí 6G mới, khiến ĐCSTQ bị bỏ lại phía sau rất xa.

“Kế hoạch Gió mùa”“Con đường gia vị” của Ấn Độ thiếu những bánh răng và sức mạnh cần thiết. Kế hoạch này cùng lắm chỉ có thể làm chậm cuộc tấn công của ĐCSTQ ở Pakistan, nhưng không thể gây ra mối đe dọa chí mạng đối với ĐCSTQ. Ấn Độ cần tham gia liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ đề xướng một cách tích cực hơn, nhằm phát động cuộc tấn công toàn diện vào ĐCSTQ. Đồng thời nước này cần từ bỏ sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga, hội nhập hoàn toàn với phương Tây, trở thành thị trường và nước thúc đẩy hệ thống thương mại quốc tế mới.

Kế hoạch của Anh rất coi trọng vấn đề an ninh quốc gia và rất đáng khen ngợi. Ngoài việc tiếp tục gây áp lực lên ĐCSTQ về vấn đề Tân Cương và Hồng Kông, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cũng nên tích cực hơn trong việc nâng cao vị thế và sức mạnh của Đài Loan. Điều này sẽ khiến một nước Trung Quốc tự do trở thành khắc tinh của chế độ ĐCSTQ chuyên quyền.

Hoa Kỳ và các nước đồng minh cũng cần truy cứu sâu hơn về trách nhiệm của ĐCSTQ trong vấn đề bệnh dịch và virus Vũ Hán, thậm chí thúc đẩy việc đòi bồi thường, khiến chế độ ĐCSTQ hoàn toàn phá sản. Muốn ĐCSTQ phá sản về kinh tế, cần ngăn cản ĐCSTQ sử dụng đầu tư và vốn làm mồi nhử, thu hút các nước tham gia vào dự án ​​Vành đai và Con đường và mang gánh nặng nợ nần.

Ngoài ra, cũng cần đợi xem, liệu Chính phủ Mỹ có thể tiếp tục chính sách quốc gia dưới thời chính quyền Trump, như chặt đứt bàn tay đen kinh tế của ĐCSTQ, tiếp tục áp đặt gây áp lực mạnh mẽ lên ĐCSTQ trong mọi lĩnh vực như thương mại, công nghệ và nhân quyền hay không.

Chỉ khi Hoa Kỳ tiếp tục các chính sách này mới có thể giúp hạ nhiệt và giải quyết hoàn toàn các vấn đề của ĐCSTQ. Từ đó chấm dứt sự phi lý của dự án ​​Vành đai và Con đường, cũng như giảm bớt gánh nặng cho người dân Trung Quốc.

Tạ Điền, được đăng trên Epoch Times
(Tiến sĩ Tạ Điền là Giáo sư giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.)

Xem thêm: