Ông Trình Hiểu Nông là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Hoa. Dưới đây là quan điểm riêng của cá nhân tác giả về “sự nóng lên toàn cầu”.

shutterstock 1471369001
(Nguồn: Shutterstock)

Sau khi được cử đến Nhà Trắng, ông Biden đã lập ra một chức vụ chưa từng có trong lịch sử Nhà Trắng – “Đặc phái viên khí hậu”. Chính sách khí hậu cũng được ông Biden và các thế lực đứng sau nâng lên một tầm cao chưa từng có. Vì sao chính sách khí hậu lại quan trọng đối với các nhà chức trách phe cánh tả? Những năm gần đây, chính sách về khí hậu của các nước Âu Mỹ đều xuất phát từ một giả định giống nhau, đó là “sự nóng lên toàn cầu”.

“Sự nóng lên toàn cầu” từng được coi là một nhận định khoa học không cần bàn cãi. Nhưng vài năm trở lại đây, giả thuyết “nóng lên toàn cầu” đã lặng lẽ biến mất khỏi các tài liệu, khẩu hiệu và tuyên truyền về chính sách khí hậu của các quốc gia khác nhau. Giả thuyết “nóng lên toàn cầu” có gì sai? Sự biến mất của nó có ý nghĩa gì? Những bí ẩn nào ẩn chứa phía sau chúng? Chúng ta cần phân tích quá khứ và hiện tại của chính sách khí hậu của mỗi quốc gia, và sẽ rất bối rối nếu “sự nóng lên toàn cầu” biến mất không dấu vết.

1. Nguồn gốc của giả thuyết “trái đất nóng lên”

Chính xác thì “sự nóng lên toàn cầu” là gì? Wikipedia với chức năng phổ cập xã hội, giới thiệu như sau: Sự nóng lên toàn cầu là sự thay đổi khí hậu, trong đó nhiệt độ của bầu khí quyển trái đất và đại dương tăng lên do hiệu ứng nhà kính trong một khoảng thời gian. Hiệu ứng mà nó gây ra được gọi là Hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) năm 2013 kết luận rằng: “Tác động của con người có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu được quan sát từ giữa thế kỷ 20.”

Phần giới thiệu về “sự nóng lên toàn cầu” ở trên cho thấy thuật ngữ “sự nóng lên toàn cầu” không có một kết luận khoa học chắc chắn nào không thể chối cãi. Vậy nên, đây có thể chỉ là một cách diễn đạt mơ hồ của việc “tin thì có, không tin thì ngờ”. Đặc biệt, từ khóa được sử dụng trong báo cáo của Liên Hợp Quốc là tác động của con người “có thể” gây ra “sự nóng lên toàn cầu”. Cách diễn đạt này còn mang một ý nghĩa khác hoàn toàn trái ngược trong lĩnh vực khoa học. Đó là tác động trong các hoạt động của con người “có thể” không nhất thiết gây ra “sự nóng lên toàn cầu.”

Nếu hiểu theo cách thông thường của giới nghiên cứu khoa học, khi đã xác định được rằng tác động từ các hoạt động của con người chắc chắn sẽ gây ra “hiện tượng nóng lên toàn cầu”, thì chừng nào loài người vẫn tiếp tục tồn tại, “hiện tượng nóng lên toàn cầu” cũng sẽ không chấm dứt. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần đầu của bài viết này, thuật ngữ “sự nóng lên toàn cầu” đã thực sự biến mất. Sự biến mất này ngụ ý rằng giả thuyết “nóng lên toàn cầu” có thể không đáng tin cậy.

“Sự nóng lên toàn cầu” nếu hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là hầu hết các khu vực trên trái đất tiếp tục nóng lên mà không có ngoại lệ, chúng ngày càng nóng lên và không bao giờ lạnh đi nữa. Tuy nhiên, khi Wikipedia giới thiệu thuật ngữ “sự nóng lên toàn cầu”, câu đầu tiên là: “Điều này tập trung vào một số khu vực nhất định và có thể không phải là quan điểm phổ quát.”

Cách biểu đạt lắt léo này có nghĩa là không có thứ gọi là “sự nóng lên toàn cầu” phổ biến, chỉ ở một số nơi khí hậu mới trở nên nóng hơn. Tuy nhiên, khi nào thì khí hậu và nhiệt độ trên Trái đất sẽ không thay đổi? Theo lời giới thiệu của Wikipedia về khởi nguồn của khái niệm “sự nóng lên toàn cầu”, chẳng phải “sự nóng lên toàn cầu” có lẽ không hề tồn tại hay sao?

2. “Dự đoán về sự nóng lên toàn cầu liệu có thể trụ vững?”

Phụ đề của phần này được lấy từ tiêu đề của một bài báo trên The Wall Street Journal năm 2018. Tác giả của bài báo này là ông Pat Michaels và ông Ryan Mau.

Ông Pat Michaels là một nhà khí tượng nông nghiệp người Mỹ. Khi viết bài này cùng ông Ryan Mau, ông Michaels từng là giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học và trợ lý nghiên cứu của Viện Phát triển Washington Think Tank Cato. Trong bài báo này, họ đã giải thích những sai lầm trong nhận định về “sự nóng lên toàn cầu” theo một cách khá thông tục.

Theo tác giả giới thiệu, người đầu tiên chính thức đề xuất khái niệm “sự nóng lên toàn cầu” là nhà khoa học Hansen của NASA. Ông ấy đã làm chứng trước Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Thượng viện vào ngày 23/6/1988, và tuyên bố rằng ông “khá tin tưởng” vào kết luận rằng “có mối quan hệ nhân quả giữa hiệu ứng nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu đã quan sát được.”

Sau đó ông đăng một bài báo trên “Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý”, khiến mọi người lo ngại về hiệu ứng nhà kính. Tiếp đó, có một lý luận trong giới nghiên cứu môi trường rằng “sự nóng lên toàn cầu sẽ diễn ra nhanh chóng, kéo theo chi phí ứng phó cao.” Chính sách môi trường được xây dựng trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Obama được dựa trên lý luận này.

Tác giả của bài viết trên “Wall Street Journal” này chỉ ra rằng đã 30 năm trôi qua kể từ khi suy luận về “sự nóng lên toàn cầu” của ông Hansen được đưa ra. Nếu chúng ta không xem xét hiện tượng El Nino bất thường vào năm 2015-2016, thì nhiệt độ bề mặt toàn cầu từ năm 2000 đến nay không có sự tăng lên đáng kể. Ông Hansen đã làm chứng vào năm 2007 rằng hầu hết băng ở Greenland sẽ sớm tan chảy và mực nước biển sẽ tăng thêm 23 feet (khoảng 6,9m) trong vòng 100 năm tới.

Một bài báo đăng trên tạp chí Nature về lịch sử của tảng băng Greenland, phát hiện ra rằng trong 6.000 năm tới, ngay cả khi nhiệt độ trái đất vượt xa mức mà các hoạt động của con người có thể chịu được, cũng sẽ chỉ có một lượng nhỏ băng tại Greenland sẽ tan chảy vĩnh viễn.

Không chỉ ông Hansen mắc sai lầm. So với các giá trị thực tế mà dự án quan trắc nhiệt độ vệ tinh toàn cầu hoạt động trong 40 năm qua, và dữ liệu dự báo của các chuyên gia từ nhiều quốc gia khác nhau, được thuê bởi Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, đã phóng đại sự gia tăng nhiệt độ của trái đất lên gấp đôi. Ông Pat Michaels và ông Ryan Mau tin rằng ông Hansen và Liên Hợp Quốc đã sai lầm trong dự đoán của họ. Bởi họ đã bỏ qua một yếu tố, đó là khí thải sol khí sẽ làm chậm hiệu ứng nóng lên do khí nhà kính gây ra.

Sol khí là các hạt rắn hoặc lỏng lơ lửng trong không khí, có thể gây ra khói mù. Mây, sương mù và bụi trên bầu trời, khói từ nhiên liệu chưa cháy trong các lò hơi và động cơ khác nhau, và bụi rắn từ khai khoáng, khai thác đá và chế biến thực phẩm, v.v. Tất cả sẽ làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

Ông Pat Michaels và ông Ryan Mau đã đề cập đến việc năm 2018, ông Nic Lewis và bà Judith Curry đã xuất bản một bài báo trên tạp chí chính thống “Journal of Climate” (Tạp chí Khí Hậu). Bài viết chỉ ra rằng nếu sửa lại các phương pháp dự đoán sai lầm của các chuyên gia do Liên Hợp Quốc thuê, thì cộng đồng quốc tế sẽ phải đối mặt với một vấn đề quan trọng: Dẫu có giảm lượng khí cacbonic hay không, thì nhiệt độ toàn cầu đều tương đương nhau. Vậy tại sao mọi người trên khắp thế giới lại phải trả một cái giá đắt đỏ để giảm lượng khí cacbonic?

3. Biến động nhiệt độ bề mặt trái đất có nghĩa là “trái đất nóng lên”?

Nhiệt độ bề mặt trái đất luôn thay đổi. Sự thay đổi này thường dao động theo một chu kỳ hàng thập kỷ hoặc hàng triệu năm. Phạm vi dao động nhiệt độ bề mặt có thể phân theo khu vực hoặc có thể trên diện rộng toàn cầu. Các yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất đến từ nhiều khía cạnh. Trong đó phần lớn là các yếu tố tự nhiên, gồm bức xạ mặt trời, sự thay đổi của quỹ đạo trái đất, sự trôi dạt lục địa, sự thay đổi của dòng chảy đại dương, vận động tạo núi…

(Vận động tạo núi là sự chuyển động của vật chất vỏ trái đất trong một khu vực nhất định. Dưới lực ép ngang, đá bị biến dạng mạnh và nâng lên trên diện rộng tạo thành những dãy núi. Điều này chỉ ảnh hưởng cục bộ đến những vùng dài và hẹp của vỏ trái đất.)

Đối với con người mà nói, những yếu tố này đều thuộc về các nhân tố không thể cưỡng lại. Tất nhiên, sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt trái đất cũng có thể liên quan đến các hoạt động của con người, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, chúng ta thường gán tất cả những thay đổi của nhiệt độ bề mặt trái đất vốn do các nhân tố tự nhiên gây ra, thành nguyên nhân do các hoạt động kinh tế của con người gây ra. Hoặc phóng đại những thay đổi ngắn hạn của nhiệt độ thành những thay đổi vĩnh viễn không thể đảo ngược. Đồng thời diễn giải biến động nhiệt độ thành một đường xu hướng tuyến tính. Điều này sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.

Chúng ta cùng tìm hiểu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nhiệt độ bề mặt trái đất. Trước hết, sự trôi dạt của các mảng lục địa trên trái đất sẽ gây ra những thay đổi về vị trí, diện tích đất liền và đại dương. Do đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển toàn cầu, dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ trên toàn cầu hoặc theo khu vực.

Thứ hai, quá trình vận động tạo núi của vỏ trái đất có thể tạo thành những dãy núi hoặc các thung lũng. Sự thay đổi của bộ mặt trái đất sẽ gây ra mưa và thậm chí hình thành các sông băng trên núi cao.

Thứ ba, mặt trời là nguồn năng lượng bên ngoài quan trọng nhất đối với trái đất. Các hoạt động của chính bản thân mặt trời sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của bề mặt trái đất. Sự thay đổi bức xạ của mặt trời trong thời gian ngắn, như sự thay đổi hoạt động của vết đen mặt trời với chu kỳ 11 năm và chu kỳ thay đổi bức xạ trong hơn hai thập kỷ một lần, đều có tác động đến khí hậu của trái đất.

Sự thay đổi của vết đen mặt trời với chu kỳ 11 năm sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của tầng bình lưu của trái đất, khoảng 1,5 độ C. Điều này khiến các khu vực tại vĩ độ cao sẽ lạnh hơn và các các khu vực tại vĩ độ thấp sẽ nóng hơn. Dựa trên những quan sát về sự thay đổi nhiệt độ từ năm 1900 đến năm 1950, có lẽ sự thay đổi này là nguyên nhân xuất hiện Kỷ Băng hà Nhỏ.

Thứ tư, các dòng hải lưu trên đại dương có tác động rất lớn đến nhiệt độ bề mặt trái đất. Chỉ riêng dòng Gulf Stream (dòng nước ấm từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu) đã tỏa ra nhiều nhiệt hơn lượng nhiệt đốt than hàng năm của thế giới. Các dòng hải lưu có chu kỳ vài năm hoặc vài thập kỷ, cũng sẽ gây ra sự biến đổi khí hậu.

Một trong những hiện tượng thường được nghe nói là hiện tượng El Nino ở phía đông Thái Bình Dương. (“El Nino” theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đứa con của Chúa hay còn gọi là bé Hài Đồng nam, là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương.)

Đến nay, cộng đồng khoa học nhân loại cũng chỉ có kiến ​​thức rất hạn chế về cách các yếu tố tự nhiên này ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu. Về căn bản, những điều này không được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, do có thể đo được sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt trái đất, nên một số người trực tiếp loại bỏ mọi yếu tố tự nhiên. Họ chỉ sử dụng lượng khí thải carbon dioxide để giải thích sự thay đổi nhiệt độ ngắn hạn trên trái đất. Kết quả là điều này đã dẫn đến sự phá sản của thuyết “nóng lên toàn cầu”.

4. Chúng ta có thể tin tưởng vào đánh giá khí hậu của các cơ quan Liên Hợp Quốc hay không?

Người ta luôn tin rằng biến đổi khí hậu là do các yếu tố tự nhiên gây ra. Năm 1990 Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã tổ chức một cuộc đánh giá sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Năm 1992, cơ quan này đã xuất bản “Báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu” đầu tiên. Bản báo cáo tuyên bố rằng lượng khí thải nhà kính liên tục được tích lũy do con người tạo ra trong khí quyển, sẽ dẫn đến sự biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, trước Hội nghị khí hậu tại thành phố Copenhagen (Thủ đô của Vương Quốc Đan Mạch) năm 2009, giới truyền thông một số nước đã cáo buộc “Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu”. Bởi ủy ban này sẽ phát hiện ra mô hình toán học do các chuyên gia mà họ thuê đưa ra, có xu hướng giảm nhiệt độ. Nhằm che giấu tình huống này, các chuyên gia đó đã xóa tất cả những dữ liệu có liên quan trong bản báo cáo.

Tổ chức dự đoán từ năm 2007 rằng các sông băng ở Himalaya sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2035. Nhưng năm 2010, ủy ban này (IPCC) đành phải thừa nhận rằng báo cáo của họ có 5 sai lầm trong việc mô tả tốc độ tan chảy của sông băng Himalaya. Kết quả là sông băng Himalaya sẽ không biến mất hoàn toàn vào năm 2035, mà có thể phải lùi lại đến năm 2350, tức là hơn 300 năm sau. Liệu mô hình toán học đáng ngờ của ủy ban này có thể dự đoán chính xác khí hậu của trái đất vào 300 năm sau hay không? Thậm chí các dự báo trong vòng 30 năm nữa của họ cũng không đáng tin cậy.

Năm 2009, khí hậu toàn cầu rất lạnh, khiến người ta ngày càng nghi ngờ về thuyết“nóng lên toàn cầu”. Việc chất vấn báo cáo của “Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu” của Liên Hợp Quốc cũng trở nên sôi nổi. Ví dụ, ông Michael Mann, nhà cổ khí hậu học tại Đại học Pennsylvania, luôn tranh luận về “sự nóng lên toàn cầu”.

Sau khi tính toán khí hậu trong 1.000 năm trước, ông kết luận rằng nhiệt độ sẽ đạt đến đỉnh điểm vào cuối thế kỷ 20. Một nhóm chuyên gia của Ủy ban Thống kê của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, thông báo rằng phương pháp của ông không phù hợp với các nguyên tắc toán học chung.

Điều gây sốc hơn nữa là email của ông Phil Jones, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Vương quốc Anh, đã bị lộ vì bị đánh cắp. Người ta phát hiện ra rằng người đứng đầu “lý thuyết nóng lên” đã yêu cầu trợ lý của mình chứng minh “sự nóng lên toàn cầu”. Ông đã để trợ lý của mình “sửa” dữ liệu biến đổi khí hậu. Họ không chỉ phóng to dữ liệu có lợi cho việc khí hậu nóng lên, mà còn xóa và che giấu dữ liệu trong các vòng gỗ hàng năm của cây cổ thụ, dấu hiệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trong lịch sử trái đất. Hiện tượng “khí hậu trở lạnh” mà Hoa Kỳ đã trải qua vào tháng 2/2021 một lần nữa chứng minh sai lầm của lời khẳng định về “sự nóng lên toàn cầu”.

5. Các lợi ích được xác định đằng sau hiện tượng “nóng lên toàn cầu”

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris về việc đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông cho rằng tuyên bố về hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trò lừa bịp. Nhận định này có cơ sở nhất định, như đã được thảo luận trong các phần trước của bài viết này. Nếu vậy, liệu Hoa Kỳ có phải tuân thủ chính sách khí hậu toàn cầu do cơ quan Liên Hợp Quốc quy định và lắng nghe “những người đúng đắn về chính trị” rao giảng về cuộc khủng hoảng “nóng lên toàn cầu” ở nhiều quốc gia khác nhau hay không?

Nhiều người thường nảy sinh lòng kính phục khi nhìn thấy báo cáo của một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ). Dường như chỉ cần được đóng dấu của Liên Hợp Quốc, tuyên bố đó sẽ lập tức sinh ra uy quyền khiến người khác phải sùng kính. Trên thực tế, việc các cơ quan của của LHQ lo ngại về “sự nóng lên toàn cầu”, không thể đại diện cho một thứ quyền uy toàn cầu.

Bởi danh tiếng của Liên Hợp Quốc không tốt, nên từ lâu tổ chức này đã bị biến thành công cụ để các nước đang phát triển tống tiền các nước phát triển. Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc cũng “giúp Trụ hành ác”, giúp ĐCSTQ độc tài thoát khỏi áp lực của công lý.

Liên Hợp Quốc hoạt động theo quy tắc mỗi quốc gia, một phiếu bầu. Tại sao một lượng lớn các quốc gia đang phát triển đều ủng hộ thuật ngữ “sự nóng lên toàn cầu”? Rất đơn giản, họ sẽ ủng hộ bất kỳ lập luận nào có thể cấp tiền cho họ. Thỏa thuận Paris về giải quyết biến đổi khí hậu toàn cầu được công bố, đã yêu cầu các nước phát triển đóng góp tiền cho các nước đang phát triển, nhằm giúp họ giảm lượng khí thải carbon dioxide. Trung Quốc cũng là một trong những nước được hưởng lợi.

Cách đây không lâu, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, cũng nói rằng ông John Kerry, Đặc phái viên Khí hậu Mỹ, đã đến Thượng Hải để nói về việc kiểm soát biến đổi khí hậu. Trước tiên, ông ấy phải mang đến các khoản trợ cấp cải thiện khí hậu còn nợ Trung Quốc trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Trump.

ĐCSTQ rất chiếm ưu thế trong Liên Hợp Quốc vì họ biết cách lấy lòng và mua chuộc giới tinh hoa hủ bại ở các nước đang phát triển. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là giới tinh hoa của các nước phát triển không hủ bại. ĐCSTQ có thể làm những gì họ muốn ở Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế. Bởi họ biết cách mua chuộc giới tinh hoa của nhiều quốc gia khác nhau.

Những quốc gia đang phát triển chờ đợi nhận được tiền hỗ trợ của Hiệp định Khí hậu Paris. Đơn giản là bởi họ đang ủng hộ xã hội phương Tây cung cấp cho họ thêm những khoản tài trợ hoặc trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau mà thôi. Số tiền này cuối cùng cũng có thể vỗ béo giới tinh hoa của các quốc gia đó.

Dự án phát triển lương thực của Cơ quan Quản lý Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc dành cho các nước châu Phi cũng luôn kéo dài hàng thập kỷ. Nhưng dẫu đầu tư bao nhiêu tiền vào đó, sẽ vĩnh viễn không thể cải thiện được nền nông nghiệp lạc hậu của các nước đó. Nhưng chắc chắn lại có thể cải thiện khối tài sản gia đình của các quan chức hủ bại tại các quốc gia đó .

Sự nóng lên toàn cầu liệu có tồn tại? Khí hậu toàn cầu đang nóng lên hay đang lạnh đi? Điều này vẫn luôn gâyy ra những cuộc tranh luận kéo dài. Điều cần chỉ ra là nghiên cứu về “sự nóng lên toàn cầu” đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp và là bát cơm của một nhóm người.

Đối với họ, chỉ bằng cùng thu hút sự quan tâm của chính phủ đến tác động tiêu cực của “sự nóng lên toàn cầu”, họ mới có được kinh phí nghiên cứu. Như vậy tổ chức của họ mới không bị loại bỏ. Do đó, kết luận nghiên cứu của nhiều người trong số họ sẽ tuân theo chính phủ.

Tại sao các chính trị gia lại ủng hộ chính sách khí hậu? Thậm chí chủ đề này đã trở thành “chính trị đúng đắn” ở Hoa Kỳ. Điều này vốn có mối quan hệ rất phức tạp với các ý định chính trị và kinh tế của họ. Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2007 nhờ ủng hộ “sự nóng lên toàn cầu”. Hai năm sau khi ông đoạt giải, giả thuyết “sự nóng lên toàn cầu” đã bị thách thức bởi thực tế rằng khí hậu toàn cầu đang lạnh đi.

Báo cáo của “Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu” của Liên Hợp Quốc, cùng “Giả thuyết nóng lên toàn cầu” và công ty kinh doanh carbon của ông Gore được nhiều người coi là đại diện của “thuyết âm mưu” này.

Điều phi lý của thuyết “nóng lên toàn cầu” vốn dĩ đã không đáng tin cậy. Nhưng nếu không có những lời lẽ khó tin liên tục rót vào tai mọi người, họ sẽ không thể đánh lừa được con người. Nếu thực sự đẩy những suy đoán của họ lên đến cực điểm, khi thuyết “nóng lên toàn cầu” đạt đến đỉnh cao, thì ngày “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra” đã không còn xa.

Trình Hiểu Nông, Epoch Times

Xem thêm: