“Bớt yêu nước” – Thay đổi lớn nhất trong 3 năm đại dịch của người Trung Quốc

Trong 3 năm qua, chính sách zero-COVID cực đoan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho người dân. Gần đây, một cư dân mạng Đại Lục trên Zhihu (Tri Hồ) đã đăng một câu hỏi: “Sự thay đổi lớn nhất của bạn trong 3 năm dịch bệnh là gì?” Nhiều dân mạng trả lời: “Tôi không còn quá yêu nước nữa.”

title 1

Một cư dân mạng nói: “Sự thay đổi lớn nhất xảy ra không lâu. Vào năm 2022 khi tôi ở Bắc Kinh, từ đầu năm đến cuối năm, tôi kiệt sức vì những chính sách kiểm soát lặp đi lặp lại.” “Tôi không còn yêu nước nữa. Tôi không muốn sự trỗi dậy của một cường quốc, tôi muốn phẩm giá của người dân.” “Quốc gia là quốc gia, và nhân dân là nhân dân.”

Một số cư dân mạng không còn bị tẩy não bởi những khẩu hiệu trước kia.

“Thay đổi lớn nhất là tôi không còn là ‘tiểu phấn hồng’ (thanh niên yêu nước mù quáng) nữa. Bất kỳ vấn đề vĩ mô nào cũng không thể gây ấn tượng với tôi, tôi chỉ nghĩ đến cá nhân.”

“Tôi nghĩ tư tưởng của mình có vấn đề. Tôi luôn bị ám ảnh bởi những câu chuyện vĩ đại, và phớt lờ cảm xúc của hàng ngàn cá nhân.”

“Hiểu biết toàn diện hơn về Chính phủ Trung Quốc, không còn dễ dàng bị tẩy não bởi những khẩu hiệu.”

Một số cư dân mạng cho rằng họ sẽ không còn cả tin nữa.

“Một chút niềm tin còn sót lại đã hoàn toàn biến mất, niềm tin vào truyền thông bằng 0, và sự ngây thơ đã sụp đổ. Tôi sẽ không còn ngạc nhiên nữa.”

“Và sau đó là sự hoài nghi về các chuyên gia và những người khác.”

 “1. Các chuyên gia đã nhìn thấu, nhưng họ nói rằng nếu không được phép thì đừng nói ra, kẻo khiến dư luận hiểu lầm.”

“2. Những nhân viên bảo an thị uy thanh thế trước cổng và kiểm soát người dân đáng thương của chúng ta.”

title 2

Một số cư dân mạng than thở: “Nhà không còn, ví tiền rỗng, cuộc sống ngày càng tệ… Công việc không còn, sa sút, tóc thưa dần!”

“3 năm dịch bệnh đã dạy cho tôi những gì là trái tim con người. Tôi đã học cách im lặng.”

“Tôi phát hiện ra rằng nhân tính của con người có thể bị hạ thấp xuống mức không bằng cả con lợn và con chó.”

“Túi tiền xẹp lép! Còn phải trả nợ mua nhà, thẻ tín dụng, phải giật gấu vá vai, thật là một mớ hỗn độn!”

Trước sự tham gia của đông đảo cư dân mạng, một số người đã tổng kết 7 điểm nhận được hàng chục ngàn lượt thích:

“1. Đừng cả tin vào các chuyên gia;
2. Đừng cả tin vào truyền thông (kể cả truyền thông cá nhân);
3. Không muốn lên tiếng nữa, vừa vô ích, lại rước họa vào thân
4. Mất hứng thú với khẩu hiệu sự trỗi dậy của của một cường quốc;
5. Chỉ muốn bảo vệ bản thân và gia đình;
6. Thiếu niềm tin nghiêm trọng vào tương lai;
7. Không hy vọng vào sự cải thiện tố chất của người dân.”

title 5

Đại dịch kéo dài 3 năm ở Trung Quốc khiến nhiều người tỉnh ngộ và chọn cách “nằm ngửa”, hoàn toàn buông xuôi.

Trong một video, một người đàn ông nói cuộc sống của ông là “20 năm học tập, 30 năm trả nợ mua nhà, và 20 năm còn lại đóng góp cho bệnh viện”. Cả cuộc đời đều được lập trình rõ ràng như vậy, nhưng sau 3 năm đại dịch, mọi người dường như đã bừng tỉnh sau một giấc mộng dài.

Ông nói hiện giờ đi làm, ông không còn cố gắng hết mình nữa, không mua được nhà thì thuê, không đổi được xe thì không đổi nữa. Đàn ông lười theo đuổi phụ nữ, để dành tiền mà tiêu cho riêng mình. Phụ nữ cũng không muốn kết hôn hoặc sinh con.

Mấy chục năm cuộc đời, nếu không tăng ca, thì lại phải lo trả nợ mua nhà, cả ngày phải nhìn sắc mặt người khác mà sống. Bắt đầu từ năm 2023, chúng ta sẽ chào đón một lối sống khác.

Ông cũng cho biết, sau đợt dịch này, ông thấy sức khỏe là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc kiếm tiền.

Những ngày tiêu xài bằng thẻ tín dụng đã kết thúc, nước nhỏ chảy dài mới là vương đạo. Những cuộc gặp gỡ không cần thiết thì hạn chế tham dự, cơm canh đạm bạc nhà làm, món gì cũng ngon. Một đời cũng không dài, biết đủ sẽ thường vui. Đây sẽ là lối sống chính cho những ngày tháng còn lại trong cuộc đời.

Đáp lại những cư dân mạng không còn yêu nước nữa, một số người khác cho rằng:

“Sửa lại một chút, vẫn yêu nước, còn đảng thì thôi, nước là nước của dân, đảng là đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

“Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng đảng, đất nước, gia đình vẫn cần phải phân biệt rõ ràng. Tôi có thể yêu gia đình và đất nước của mình, nhưng tôi không nhất thiết phải yêu đảng.”

“Không yêu nước cũng không sao, kẻ mà bạn không yêu là những kẻ thống trị. Đừng đánh đồng đảng cầm quyền với đất nước, và đừng đặt nó trên đất nước.”

“Yêu nước vẫn cần. Ai mà không yêu tổ quốc. Chỉ là những kẻ cầm quyền đang có thanh thế mà thôi. Sao chúng ta lại có thể không yêu tổ quốc mấy ngàn năm của mình?”

Nhiều người Trung Quốc đánh đồng Trung Quốc với ĐCSTQ. Trên thực tế, yêu nước không có nghĩa là yêu đảng; Trung Quốc, Trung Cộng và nhân dân Trung Quốc là những khái niệm hoàn toàn khác nhau.

title 4

Theo báo cáo của “Trung tâm dịch vụ thoái ĐCSTQ toàn cầu”, từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, người dân Trung Quốc đã bị lừa dối bởi những lời dối trá tự xưng là “vĩ đại, quang vinh, chính xác” của ĐCSTQ. Họ nhầm lẫn ĐCSTQ tà ác với đất nước, người dân Trung Quốc với dân tộc Trung Hoa, lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

Dưới sự lừa bịp của những lời dối trá như “không có Đảng Cộng sản thì không có Trung Quốc mới” “yêu đảng là yêu nước”, nên hễ nhắc đến “tổ quốc”, mọi người thường sẽ đánh đồng với ĐCSTQ.

Lý Mộc Tử / Vision Times

Bình Luận