Tại Hồng Kông, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi Luật An ninh Quốc gia đã đẩy mạnh thanh trừng phe dân chủ, mới đây trong một đợt trấn áp đã bắt giữ 10 người bao gồm ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) người sáng lập Tập đoàn Next Digital. Nguyên nhân bắt giữ được nhà cầm quyền quy kết nghi nhờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia và tham gia vào một số hoạt động mờ ám. Ngày 11/8, ông Lê Trí Anh bị áp giải lên du thuyền của ông ở quận Sai Kung để tìm bằng chứng, sau hơn 41 giờ khống chế đã cho phóng thích vào đêm khuya. Trước “thanh tra” ráo ​​riết của cảnh sát tại Tòa nhà Next Digital, tờ Apple Daily đã cáo buộc rằng việc cảnh sát thu giữ tài liệu tin tức là lạm quyền, vi phạm lệnh cấm của tòa án.

mfile 1542822 1 L 20200810121213
Ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị cảnh sát bắt giữ. (Ảnh cắt từ video trực tiếp của Apple Daily / RTHK).

Ông Lê Trí Anh – người sáng lập Next Digital đã được được tại ngoại, sáng ngày 12/8 ra khỏi Sở cảnh sát Mong Kok. Ông không trả lời các câu hỏi của phóng viên mà chỉ vẫy tay chào giới truyền thông và những người có mặt ủng hộ mình, sau đó lên xe riêng và rời đi. 

Trợ lý của Lê Trí Anh: nỗi xấu hổ này đã dành cho kẻ khác

Tờ Apple Daily đưa tin, sau khi bị bắt vào sáng ngày 10/8, ông Lê Trí Anh đã bị cảnh sát Hồng Kông giam giữ qua đêm. Đến 10 giờ sáng ngày 11/8, ông lại bị áp giải lên xe cảnh sát, rời khỏi Sở cảnh sát Mong Kok và đưa đến Câu lạc bộ Du thuyền Quận Sai Kung. Khi bước xuống xe, ông bị còng tay và được một số cảnh sát áp giải lên du thuyền riêng để tìm kiếm bằng chứng.

Sau 35 phút trên du thuyền, ông Lê Trí Anh lại được áp giải về trở lại chiếc xe hơi. Khi các phóng viên hỏi thì ông Lê Trí Anh nói rằng mình “có thể sống sót”. Sau đó, xe của cảnh sát lại đưa ông trở về Sở cảnh sát Mong Kok. Trợ lý Mark Simon của ông Lê Trí Anh đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng, ông Lê đã bị còng tay ngay trước công chúng và đưa lên du thuyền của ông, hành động này chỉ có thể xem là thừa cơ hội để xúc phạm làm nhục ông. “Nhưng sau khi người dân Hồng Kông đẩy giá cổ phiếu của Next Digital lên và mua sạch báo Apple Daily, tôi nghĩ rằng nỗi nhục phải xấu hổ này đã dành cho kẻ khác”. Cư dân mạng cũng bình luận về những cách làm của cảnh sát Hồng Kông như “bêu giễu theo phong cách Cách mạng Văn hóa của Cộng sản Trung Quốc”, “Làm nhục người già hơn 70, hành vi vô nhân tính, họ tự tát vào mặt!”…

Chu Mục Dân (Samuel Chu) lại bị truy nã

Theo thông tin, nhà cầm quyền căn cứ theo Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, cáo buộc ông Lê Trí Anh là nghi phạm các tội như cấu kết với nước ngoài hoặc các thế lực nước ngoài, có nhiều hoạt động mờ ám. Hai con trai của ông và 4 lãnh đạo cấp cao của Next Digital cũng bị bắt giữ với nghi ngờ tội danh tương tự.  

Trong cùng thời gian này, với cáo buộc nghi ngờ tội danh tương tự, nhà cầm quyền còn bắt một số người khác như cô Chu Đình (Agnes Chow) cựu thành viên tổ chức Demosistō, anh Lý Tôn Trạch (Zhongze Li) cựu thành viên Học dân tư triều (Scholarism), và Lý Vũ Hiên (Edward Lei) là phóng viên ITV của Anh.

Ngày 11/8, các nguồn tin từ truyền thông Hồng Kông như Stand News, HK01, Now News Channel… cho biết thêm, trong sự kiện Lê Trí Anh còn có thêm hai người bị phát lệnh truy nã, bao gồm Tổng trưởng “Ủy ban Dân chủ Hồng Kông” (Hong Kong Democracy Council) Chu Mục Dân (Samuel Chu), và Lưu Tổ Địch (Liu Zudi) là thành viên của StirFryChannel (Lưu Tổ Địch 26 tuổi đã rời Hồng Kông đến Anh vào đầu năm nay). 

Nghi ngờ hỗ trợ kinh phí cho StirFryChannel

Theo các nguồn tin khác như của Đài phát thanh thương mại (881903.com), và i-CABLE News Channel… cho biết, những người như Lê Trí Anh và Chu Đình… trong vụ án nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia là dính líu đến tổ chức trực tuyến StirFryChannel.  Do hơn một năm qua tổ chức này thường xuyên kích động dư luận thông qua mạng internet, đồng thời hợp tác với những người ở nước ngoài để thúc đẩy các tổ chức nước ngoài viết báo cáo về tình hình Hồng Kông và vận động nước ngoài xử phạt Hồng Kông. Họ bị tình nghi phạm tội cấu kết với nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Về phần ông Lê Trí Anh và một số lãnh đạo cao cấp của Next Digital, họ bị nghi ngờ tài trợ cho StirFryChannel, đã tài trợ hơn một triệu nhân dân tệ thông qua các tài khoản trong và ngoài nước và giao dịch cổ phiếu.

Ngày 11/8, StirFryChannel đã đưa ra một tuyên bố trên Telegram, nói rằng một số người bị bắt chỉ vì vào hồi tháng 11 năm ngoái họ đã hỗ trợ “Đội giám sát bầu cử quốc tế” để kiểm tra cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hồng Kông, đã mạnh mẽ chất vấn Luật An ninh Quốc gia của Trung ương. StirFryChannel tuyên bố nguồn quỹ của tổ chức luôn được lưu trữ trong các ngân hàng nước ngoài, nhấn mạnh sẽ không lùi bước và sẽ tiếp tục chiến đấu.

Cảnh sát hành động trái phép

Ngoài ra, tờ Apple Daily cũng đưa tin rằng vào ngày 10/8, cảnh sát Hồng Kông tiến vào Tòa nhà Next Digital để tìm kiếm bằng chứng nhưng ban đầu họ đã không xuất trình lệnh của tòa án. Sau đó, cảnh sát thậm chí đã lạm quyền khi khám xét tủ tài liệu quan trọng của bộ phận biên tập không thuộc phạm vi nội dung cho phép. Tổng biên tập La Vĩ Quang (Luo Weiguang) của Apple Daily chia sẻ qua Đài phát thanh thương mại Hồng Kông rằng cảnh sát lạm quyền, cho biết rằng tầng hai của Tòa nhà thuộc phạm vi ban biên tập, nếu cảnh sát muốn khám xét phòng của người có liên quan thì không được mở rộng phong tỏa đối với các nhóm thông tin khác, hành động như vậy là vô lý.

Ông cũng nói rằng khi cảnh sát lấy đi thông tin từ Quỹ Apple Daily, không loại trừ liên quan các tài liệu tin tức, như các báo cáo về tin tức, nhân thân và tài chính, vì quỹ này có nhiều tài khoản vãng lai. Thậm chí cảnh sát đã thu giữ một máy chủ trong tòa nhà và ít nhất 30 hộp tài liệu, ông cho biết những tài liệu tin tức trong đó vẫn đang được các đồng nghiệp tìm hiểu. Công ty đang làm việc với các luật sư để nghiên cứu các bước hành động tiếp theo liên quan đến việc cảnh sát lạm quyền.

Công đoàn của Next Digital: Xâm phạm một số bộ phận quan trọng

Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Hồng Kông, Chủ tịch Công đoàn của Next Digital là Phạm Bá Linh (Pan Bolin) cho biết, từ đoạn phim phát sóng trực tiếp cho thấy cảnh sát đã khám xét các phòng làm việc của Ban Tài chính và Kinh tế, Tin tức Hồng Kông, Ban Chính trị và Phỏng vấn Giám đốc, đồng thời cho kiểm tra các tủ hồ sơ, đã xâm phạm một số bộ phận quan trọng nhất. Do công việc của các bộ phận tin tức này liên quan đến các phóng sự điều tra và thông tin nhạy cảm, tạm thời không biết liệu có thông tin nào đã bị lấy đi hay không. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu có còn tự do báo chí ở Hồng Kông hay không, đồng thời động thái cũng gây lo lắng về tác động vào niềm tin của những người được phỏng vấn và độc giả đối với Apple Daily. Nhưng ông nhấn mạnh rằng các nhân viên của Apple Daily sẽ tuân thủ nguyên tắc làm việc, tiếp tục làm những gì họ nên làm.

Ông Từ Cẩn Thân (James To) – nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc phe Dân chủ nói rằng lệnh khám xét của tòa án đã quy định rằng phạm vi khám xét không bao gồm các tài liệu tin tức, nếu cảnh sát chạm vào bất kỳ tài liệu tin tức nào vượt quá phạm vi của lệnh khám xét, họ có thể bị truy cứu theo pháp luật. Phóng viên có quyền bảo vệ tài liệu tin tức, và có quyền giám sát hoặc quay phim quá trình tìm kiếm.

Giám đốc Tin tức Đại học Hồng Kông: Cảnh tượng chưa từng thấy ở các chế độ độc tài

Liên quan sự kiện này, trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Hồng Kông vào ngày 10/8, ông Thụy Khải Đức (Keith Richburg) – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hồng Kông cho biết rằng ông chưa bao giờ thấy các cuộc khám xét tương tự ngay cả trong các chế độ độc tài, mô tả rằng quyền tự do báo chí ở Hồng Kông đã chính thức bị khai tử, đã bị Chính phủ Trung ương cùng Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và đồn cảnh sát bóp chết. Ngày hôm sau (11/8), ông một lần nữa công bố trên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng quốc tế không cho phép Trung Quốc áp chế nền dân chủ Hồng Kông bằng quyền lực toàn trị. Ông lên án rằng hành động của cảnh sát là đàn áp và quấy rối Apple Daily, và không loại trừ khả năng đó là đòn trả đũa đối với lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào 11 quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông. Ông nhấn mạnh rằng tất cả các thông tin của Apple Daily đều hợp pháp, nếu đưa tin như vậy cũng bị xem là một hình thức thông đồng nước ngoài thì rõ ràng như vậy là khai tử đối với tự do báo chí và tự do ngôn luận.

Y Bình

Xem thêm: Bản tin chọn lọc sáng 12/8/2020