Vở kịch của Evergrande sắp kết thúc. Ngày 3/12, Tập đoàn Bất động sản Evergrande của Trung Quốc phát đi thông báo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông về việc không thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, theo đề nghị của tập đoàn này thì chính quyền tỉnh Quảng Đông đã đồng ý cử nhóm làm việc đến thúc đẩy xử lý rủi ro của họ. Tôi nghĩ đã đến lúc tổng kết quy luật chỉnh đốn người giàu ở Trung Quốc của ông Tập Cận Bình diễn ra trong 3 năm qua. Những lời chỉ trích chung về hành vi xâm phạm vốn tư nhân của ông Tập không thể giải thích một điều: Giới nhà giàu Trung Quốc đã tăng lên thứ 2 toàn cầu trong cuộc thanh trừng.

(Bài viết của nhà kinh tế học người Hoa, bà Hà Thanh Liên – He Qinglian, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Vladimir Putin and Xi Jinping 2019 06 05 42
(Ảnh: kremlin.ru)

Đa số người giàu bị thanh trừng đều là “sân sau”

Theo báo cáo tỷ phú năm 2020 và 2021 do Union Bank of Switzerland (UBS) và PricewaterhouseCoopers (PWC) đồng công bố, tổng tài sản của các tỷ phú Trung Quốc từ 2018 – 7/2020 tăng 71% lên 1,7 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong 10 nước đứng đầu thế giới về số lượng triệu phú năm 2020, số lượng triệu phú của Mỹ nhiều nhất với khoảng 22 triệu người, chiếm gần 40% tổng số toàn cầu. Trung Quốc đứng thứ hai toàn cầu với hơn 5 triệu người, chiếm khoảng 10% tổng số toàn cầu.

Thế giới đều biết rằng kể từ năm 2017, ông Tập Cận Bình đã loại bỏ một số siêu giàu Trung Quốc, những người quen thuộc như Tiêu Kiến Hoa (Tiêu Jianhua), Vương Kiến Lâm (Wang Jianlin), Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) và Mã Vân (Jack Ma) được biết đến như những nhà lãnh đạo kinh doanh, nhưng dùng cách nói phổ biến để hình dung thì những người này có “quan hệ chính trị tốt”.

Tiêu Kiến Hoa được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa về Đại Lục từ Hồng Kông vào tháng 2/2017. Ngay từ tháng 1/2013, tờ Nhật báo Kinh tế Trung Quốc (China Business News) và Phương Nam Cuối tuần (Southern Weekly) của nhà nước Trung Quốc đã liên tiếp đăng tải các báo cáo điều tra, cho biết chỉ trong hơn 10 năm Hệ thống Minh Thiên của Tiêu Kiến Hoa đã thường xuyên đăng ký và đầu tư vào các công ty vỏ bọc, và nhanh chóng trở thành cổ phần hoặc kiểm soát vốn hàng chục công ty niêm yết và tổ chức tài chính với tổng quy mô tài sản gần 1000 tỷ nhân dân tệ. Vào ngày 4/6/2014, New York Times đã cung cấp tài liệu tham khảo quan trọng trong bài “Doanh nhân Tiêu Kiến Hoa đã thay đổi từ phong trào Thiên An Môn ngày 4/6/1989”. Theo đó bài viết chỉ ra, từ lâu người trong ngành đã suy đoán ông Tiêu có đặc quyền tham gia vào các giao dịch liên quan đến sở hữu tài sản nhà nước và có chung lợi ích với những gia đình của quan chức thống trị. Ông Tiêu Kiến Hoa thừa nhận quen biết nhiều con cái của các lãnh đạo cao nhất trong ĐCSTQ và đã “vừa may” được đầu tư cùng họ. Một số người trong mạng lưới quan hệ của Tiêu Kiến Hoa tiêu biểu như: Tăng Vĩ (Zeng Wei) – con trai của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, Lý Bác Đàm (Li Botan) – con rể của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm, Xa Phong (Che Feng) – con rể của cựu Chủ tịch Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Đới Tương Long (Dai Xianglong), chị gái của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình là Tề Kiều Kiều (Qi Qiaoqiao)… Do đó, Tiêu được ví là “siêu sân sau”.

Năm 2017, người giàu nhất Trung Quốc là Vương Kiến Lâm phớt lờ cảnh báo của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan), tiếp tục chuyển tiền ra nước ngoài và trở thành mục tiêu thanh trừng trọng điểm của ĐCSTQ. Phóng viên Phó Tài Đức (Fu Caide) của New York Times đã nhiều năm điều tra Vương Kiến Lâm, trong bài báo “Vương quốc Wanda của Vương Kiến Lâm: Chơi đao giữa Kinh doanh và Quyền lực” (ngày 28/4/2015) đã đính kèm biểu đồ “chuỗi quan hệ giữa cổ đông Wanda với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ”, theo đó phanh phui thành viên gia đình của các ủy viên mới và cũ của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ thuộc 3 khóa gần như đều nằm trong chuỗi này.

Ngô Tiểu Huy là cháu rể của nhà họ Đặng [Đặng Tiểu Bình]: Quan hệ cạp váy (bám váy đàn bà)!

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, Jack Ma (Mã Vân) là một siêu giàu “xướng ca mua vui” toàn thời gian, ông ta chậm hơn ba năm so với những nhân vật kể trên. New York Times cũng phanh phui mạch quan hệ của Jack Ma trong nhiều bài viết. Trong bài “Thế hệ Đỏ đằng sau Alibaba” (ngày 21/7/2014), phóng viên Phó Tài Đức (Fu Caide) đã liệt kê các lãnh đạo cấp cao của 4 công ty Trung Quốc đầu tư vào Alibaba, trong đó có con cháu của hơn 20 người thuộc Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ từ sau năm 2002: Tân Thiên Địa (Xintiandi) của Ôn Vân Đông là con trai của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Boyu Capital của Giang Chí Thành (Alvin Jiang) là cháu của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, CITIC Group của Vương Quân là con của nguyên lão ĐCSTQ Vương Chấn (Wang Zhen), CDB Capital của Hạ Cẩm Lôi (He Jinlei) là con cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Hạ Quốc Cường (He Guoqiang).

Trong thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã hình thành “đặc sắc Trung Quốc” đậm đặc, theo đó các chức sắc cấp cao lợi dụng quyền lực trong bộ máy của họ để bổ nhiệm những người đại diện phù hợp (sân sau) thành lập một hệ thống để chuyển giao lợi ích họ chiếm đoạt được trong các lĩnh vực họ cai quản. Trong số các nhóm lợi ích này, ngoại trừ gia đình Chu Vĩnh Khang và Ngô Tiểu Huy bị thanh trừng hiện nguyên hình, còn đối với nhiều gia đình khác chỉ bị ông Tập áp dụng những biện pháp siết chặt và hạn chế để giảm đáng kể khối tài sản của họ. Tất nhiên, trong đợt thanh trừng chính trị gây tác động lớn này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi liên lụy nhiều doanh nhân và doanh nghiệp thuộc mắt xích lợi ích, quá trình này có thể gọi là “cậy quyền làm giàu, nôn ra trả lại cho nước”.

Tập Cận Bình chiến thắng trong ván cờ 10 năm

Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu từ năm 2013, được coi là hệ quả của cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt trong ĐCSTQ. Trong 2 nhiệm kỳ, ông Tập Cận Bình đã chiến thắng 2 trận then chốt, và đồng thời trở thành một người cô độc thực sự.

Trận chiến then chốt đầu tiên tất nhiên là cuộc cải tổ hoàn toàn cơ cấu quyền lực. Chiến dịch “chống tham nhũng” làm hầu như tất cả hệ thống Đảng, Chính phủ, Quân đội và Cảnh sát đều bị chỉnh đốn. Trong quá trình này, chiến trường quan trọng đối với ông Tập là hệ thống an ninh quốc gia và Hồng Kông.

Trận chiến then chốt thứ hai là cắt đứt hệ thống chuyển vận lợi ích đất nước của những quan to ĐCSTQ mà đặc biệt những gia đình thời gian dài là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị. Làm cách nào để buộc những gia đình này chịu nhả tiền là vấn đề mà thế giới bên ngoài chưa thể rõ. Nhưng điều có thể thấy là qua sự thay đổi về tài sản trong danh sách người giàu của Forbes biết được vận số của những “sân sau rửa tiền”: Vương Kiến Lâm đã giảm từ 156,63 tỷ năm 2018 xuống còn 94 tỷ vào năm 2021; Jack Ma đã thay đổi từ 400 tỷ năm 2020 còn 267,3 tỷ, và chỉ trong một năm, gần một nửa tài sản của Mã Vân đã biến mất.

Thời điểm Jack Ma bị thanh trừng, tờ New York Times đăng một bài đoán xem ông Tập Cận Bình thích dạng doanh nhân như thế nào, qua đó cho rằng ông ta chỉ thích người biết nghe theo Đảng. Nhận định này xem bề ngoài là đúng, nhưng thực chất không phải. Các doanh nhân nói trên chưa bao giờ nói họ không theo Đảng, vấn đề thực sự là các doanh nhân kia là sân sau của các đường dây quyền lực trong Đảng. Đối với 10 năm thanh trừng của Tập Cận Bình, người đại diện cao nhất và duy nhất của Đảng chỉ có thể là ông ta, cục diện “nhiều rồng trị thủy” là rất nguy hiểm, nên không thể để các thế lực kia sở hữu tài sản quá lớn, vì đó là nguy cơ dùng vào các hoạt động chính trị và tạo ra thách thức đối với quyền lực tối cao. Cho đến nay, việc đào tạo và tài trợ cho các phe phái bạo động trong phong trào chống dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đến từ đâu? Dù nhà cầm quyền chưa có được nhiều bằng chứng cụ thể, nhưng đại thể con đường vẫn rất rõ ràng. Cái gọi là “chống tham nhũng không có điểm kết thúc”, không chỉ là thủ đoạn để ngăn chặn hệ thống chuyển giao lợi ích của đất nước, còn là thủ đoạn để bảo đảm lòng trung thành của các hệ thống lớn nêu trên đối với lãnh đạo tối cao.

Làm suy yếu và phá hủy nền tảng kinh tế của phe đối lập chính trị, bao gồm cả phe đối lập chính trị tiềm tàng, là thực tế khách quan. Cuộc đàn áp của ĐCSTQ nhắm vào Tập đoàn Viễn Đông Đài Loan tại một số tỉnh vào tháng 11 năm nay chỉ là một ví dụ, cho dù khoản tiền phạt khổng lồ 474 triệu nhân dân tệ là dành cho hàng loạt hành vi của các công ty dệt sợi hóa học và xi măng do tập đoàn này đầu tư tại Đại Lục, nhưng đồng thời Văn phòng vấn đề Đài Loan của ĐCSTQ cũng công khai tuyên bố tuyệt đối không cho người ủng hộ “Đài Loan độc lập” và phá hoại quan hệ xuyên eo biển được phép kiếm tiền tại Đại Lục, làm trò “ăn cháo đá bát”.

Trò “ăn cháo đá bát” này Jack Ma và Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin) cũng đã từng làm. Ví dụ khi P2P lần lượt xuất hiện các cơn bão thì Jack Ma đã tung ra các sản phẩm tài chính như Ant Financial; vào năm 2017 khi ông Tập Cận Bình liên tục tuyên bố “nhà ở được sử dụng để ở chứ không phải để đầu cơ” nhằm siết chặt bong bóng bất động sản thì Hứa Gia Ấn lại làm ngược lại, không chỉ 3 vòng đầu tư chiến lược trong nước mà còn vay một lượng lớn tiền nước ngoài – những hành vi này được coi là phá bĩnh, con đường nghe theo Đảng để được sự tin tưởng của chính quyền đã không còn.

Bối cảnh quốc tế trong động thái của Trung Quốc

Có quan điểm rằng Tập Cận Bình đang đi ngược lại xu hướng quốc tế, tôi chỉ có thể nói rằng những người có quan điểm đó đã không thấy rõ được xu hướng quốc tế.

1. Xu hướng quốc tế đang chuyển sang cánh tả dữ dội, cả phe cánh tả Mỹ và ĐCSTQ đều lấy chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng, chỉ khác là trong con đường đi về hướng chuyên chế của cánh tả Mỹ như viên thuốc độc bọc đường. Chính quyền Biden bây giờ cũng thẳng tay với người giàu, mặc dù hầu như tất cả các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh doanh ở Mỹ cung cấp số lượng lớn các khoản quyên góp chính trị cho Đảng Dân chủ. Nhưng chính quyền Biden vẫn đưa ra các biện pháp nhằm tăng thuế suất tối thiểu đối với lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Mỹ: “Thu nhập thuế thấp vô hình toàn cầu” (GILTI) từ 10,5% hiện tại lên 21%, đã thúc đẩy điều này tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 10 năm nay, cho những nước tham gia cùng thông qua biện pháp đặt mức thuế thu nhập tối thiểu đối với các doanh nghiệp lớn ít nhất là 15%, dự kiến ​​sẽ được thực hiện vào năm 2023. Ngày 13/8 năm nay, Wall Street Journal đã xuất bản bài “Tại sao các công ty Mỹ trở thành trẻ mồ côi chính trị”, chỉ ra rằng sau khi chính quyền Biden chỉ thị cho các cơ quan chính phủ áp dụng 72 biện pháp khác nhau để hạn chế hành vi của các công ty lớn, nhiều công ty nhận thấy dù họ đã từ bỏ Đảng Cộng hòa nhưng cánh tả vẫn không chấp nhận được việc để họ duy trì những ngày tốt đẹp như vẫn thấy.

Những thực tế trên cho thấy, với xu hướng thế giới chuyển hướng cánh tả, người giàu trên khắp thế giới đều gặp khó, chỉ là mỗi người có nỗi khó riêng.

2. Sự điều chỉnh chiến lược của ĐCSTQ đối với nền kinh tế của họ đang trở thành một bài tập cho tất cả các nước. Cái gọi là “điều chỉnh chiến lược” về cơ bản có 2 hướng: một là đảo ngược dòng vốn của nền kinh tế Trung Quốc trong 15 năm qua để hướng dòng vốn đến các doanh nghiệp thực; hai là nhân cơ hội để thay đổi cán cân quyền lực công – tư của nền kinh tế Trung Quốc.

Nền kinh tế toàn cầu đang chìm trong bong bóng ảo do các ngân hàng trung ương phát hành quá nhiều tiền giấy (nợ quá nhiều là một biểu hiện), điều này đúng với nền kinh tế Mỹ được dẫn dắt bởi hệ thống tài chính và mạng Internet, và cũng đúng với năng lượng xanh của Liên minh châu Âu. Lúc này, ông Tập Cận Bình đi từ ảo sang thực thì hướng đi không thể nói là sai, vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc thiếu năng lực kỹ thuật công nghệ. Tăng cường quốc hữu hóa doanh nghiệp không phải là hoạt động trái ngược duy nhất của Chính phủ Trung Quốc. Chương III “Báo cáo giám sát tài chính (tháng 4/2020)” của IMF có tựa “Doanh nghiệp nhà nước: Chính phủ khác” đã đưa ra số liệu: Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước đã tăng gấp đôi trong các doanh nghiệp lớn nhất thế giới của 10 năm qua. Cụ thể quy mô đạt 45 nghìn tỷ đô la Mỹ, và tài sản hiện chiếm 20% tổng giá trị. Dường như mọi quốc gia đều có hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước, chẳng hạn như Đức, Ý và Nga. Báo cáo khẳng định vai trò của các doanh nghiệp nhà nước ở Bắc Âu và New Zealand, và cho rằng không phải vô lý khi doanh nghiệp nhà nước tính cạnh tranh yếu nhưng tồn tại trong lĩnh vực công. Báo cáo này khẳng định đối với doanh nghiệp nhà nước,  như chủ trương của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab: Sử dụng dịch bệnh và năng lượng xanh để thiết lập lại thế giới, một trong những mục tiêu chính là tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế.

Quá trình loại bỏ quyền lợi của các doanh nhân quyền lực này không chỉ là quá trình ông Tập Cận Bình tấn công sâu mọt quốc gia và củng cố chế độ cai trị toàn trị, mà còn là quá trình ông ta trở thành kẻ cô độc. Vì vậy, vào cuối nhiệm kỳ ông ta mất khả năng “hạ cánh an toàn”. Để bảo vệ bản thân và phe cánh, ông Tập đã phải sửa đổi điều lệ Đảng cho phép người lãnh đạo tiếp tục sau hai nhiệm kỳ liên tiếp và dày công bố trí người kế nhiệm.

Điều cần nói cuối cùng là: Xu hướng quốc tế chung không phải lúc nào cũng đúng, ví dụ phong trào cộng sản càn quét nửa vòng trái đất trong thế kỷ 20 đã được lịch sử chứng minh là một sai lầm nghiêm trọng; điều không may của nhân loại nằm ở chỗ tai họa cánh tả mới kết thục được 30 năm lại phải trải qua một vòng nữa.

Hà Thanh Liên, Epoch Times

Xem thêm cùng tác giả: