Hôm 4/8, tạp chí y tế uy tín NEJM công bố tại Trung Quốc phát hiện 35 trường hợp bị nhiễm loại virus mới có tên Langya virus (LayV), truyền từ động vật sang người, được cho là loại virus có thể gây chết người.

shutterstock 1653188224
(Nguồn: Shutterstock)

Thông tin do NEJM đăng tải cho hay, 35 bệnh nhân nhiễm LayV cấp tính đã được tìm thấy ở các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam, trong đó 26 người chỉ nhiễm LayV (không phát hiện thấy virus nào khác), 9 người còn lại bị nhiễm virus khác. Các triệu chứng lâm sàng của 26 bệnh nhân bao gồm cơ thể sốt, suy nhược, ho, nôn mửa, … kèm theo suy giảm chức năng gan và chức năng thận. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo trong giai đoạn này.

Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người và tạm thời chưa thể đưa ra kết luận về việc liệu virus Langya có thể lây truyền từ người sang người hay không.

Báo cáo nghiên cứu cho thấy virus Langya thuộc họ Paramyxoviridae, đã được thử nghiệm trên 25 loài động vật, trong đó chuột chù có tỷ lệ huyết thanh dương tính là 27%, được cho là là vật chủ tự nhiên của virus Langya.

Tên khoa học của họ chuột chù là “Sorex araneus Linnaeus”, còn được gọi là chuột miệng nhọn, chuột ăn côn trùng, chuột hôi, phân bố nhiều ở tây bắc Trung Quốc, đông bắc Trung Quốc, trung và hạ lưu của sông Dương Tử. Chúng sống bằng ăn giun đất và côn trùng, tuy dáng như loài chuột nhưng thực tế thì hai loại không liên quan đến nhau.

id13797462 f1f8110763e4fa8f1ec154d0f38ad25b 600x192 1
(Ảnh chụp màn hình bài báo NEJM)

Các tác giả của bài báo trên bao gồm các học giả từ một số cơ sở nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc như Viện Dịch tễ học Vi sinh vật ở Bắc Kinh (Học viện Khoa học Quân y), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thanh Đảo, và Trường Y Duke-NUS (Singapore).

Bác sĩ Du Chengzhe Trưởng Khoa ngoại lồng ngực Bệnh viện Cheng Ching (Đài Loan) giải thích rằng đây không phải là loại virus giống COVID-19, nó thuộc họ Paramyxoviridae, trong số các động vật nuôi nhốt phát hiện 5% số chó và 2% số dê có phản ứng huyết thanh dương tính. Trong số 25 loại động vật đã được kiểm nghiệm thì chuột chù (shrew) có tỷ lệ huyết thanh dương tính cao nhất: trong số 262 con kiểm tra cho thấy có 71 con dương tính (tỷ lệ cao tới 27%), vì vậy suy đoán có thể chuột chù là vật chủ tự nhiên của virus này. Họ hàng gần của loại virus này là virus Nipah, cũng thuộc giống virus Henipavirus. Loại virus này đã bùng phát ở Bangladesh, Ghana và Ấn Độ, thậm chí còn bùng phát bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện ở Tây Bengal – Ấn Độ, là loại virus có khả năng lây truyền qua người nhưng chưa thấy lây truyền đối với các chủng virus khác. Trong một số trường hợp nhiễm bị nghi ngờ gây chết người, chẳng hạn như bệnh lây lan ở bang Kerala của Ấn Độ vào năm 2018 đã làm chết 10 người được cho là do nạn nhân ăn trái cây hái trước cửa nhà của họ, người ta cho rằng trái cây có virus vì bị dơi chứa virus cắn. Tỷ lệ tử vong của virus Nipah là khoảng 40%.

Trang tin tức SETN của Đài Loan dẫn nhận định của chuyên gia Đài Loan cho hay, virus Langya là virus RNA, nếu vật chủ chính của virus là động vật có vú thì sẽ gây khó khăn hơn nếu vật chủ là chim, vì khả năng đột biến lây lan từ người sang người. Đối với các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện không rõ nguyên nhân, cách tốt nhất là khoanh vùng ngăn chặn chúng ngay trong giai đoạn khởi phát, như cách ly và bẫy chuột hoặc nhắc nhở người dân địa phương tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm có thể xảy ra.

Chuyên gia Đài Loan cho rằng virus Langya có thể đột biến trong tương lai và sẽ thích nghi hơn với hệ thống miễn dịch của con người, khi phát triển đến khả năng có thể lây lan giữa người thì có thể sẽ giống như COVID-19 và lây lan toàn cầu, theo đó tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn. Tuy nhiên hiện chưa thể đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm của loại virus mới này.

Cho đến nay, cơ quan chức năng Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa có báo cáo đánh giá chính thức nào về khả năng dịch bệnh liên quan virus Langya cũng như chưa cảnh báo gì cho người dân. Ngày 7/8 phóng viên của Epoch Times tìm kiếm virus Langya trên Baidu, chỉ có một số phương tiện truyền thông nhỏ lẻ như tài khoản WeChat “NEJM Medical Frontier” đăng lại phiên bản tiếng Trung của bài báo trên trên Tạp chí Y học New England. Tìm kiếm “virus Langya” trên Weibo Trung Quốc chỉ tìm thấy ảnh chụp màn hình của các tin từ truyền thông Đài Loan được vài cộng đồng mạng đăng lại.

Mộc Vệ (t/h)