Tập đoàn Hằng Đại (Evergrande), nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 cho thấy tổng nợ của tập đoàn này lên đến 1,97 nghìn tỷ nhân dân tệ, có thể trở thành một trong những trường hợp phá sản lớn nhất Trung Quốc trong những năm gần đây. Sự kiện Evergrande mang đến sự ngột ngạt cho ngành bất động sản Trung Quốc, cũng được coi là mối đe dọa đối với một số ngân hàng lớn nhất tại Trung Quốc. Toàn cầu đang chú ý đến “quả bom tài chính” Evergrande không chỉ tác động đến hệ thống tài chính Trung Quốc, mà còn tạo ra ảnh hưởng đến thị trường quốc tế.

Evergrand
Ngày 10/9, các nhân viên của Evergrande đã tập trung trước trụ sở công ty đòi lại tiền lương “mồ hôi nước mắt” của mình. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video)

Evergrande là nhà phát triển bất động sản nợ lớn nhất toàn cầu

Tập đoàn Evergrande được ông Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin) sáng lập tại Quảng Châu vào năm 1996. Tập đoàn này là một trong những nhà phát triển bất động sản có quy mô lớn nhất Trung Quốc, nghiệp vụ kinh doanh cốt lõi là phát triển bất động sản, đến cuối năm 2020, công ty này có 711 dự án bất động sản ở 211 thành thị ở Trung Quốc. Bất động sản của Evergrande đã đóng góp gần 90% thu nhập cho tập đoàn này vào năm ngoái. 

Tờ New York Times nói rằng Evergrande là nhà phát triển bất động sản có nợ lớn nhất trên thế giới. Những năm gần đây, đối mặt với các vụ kiện tụng từ người mua nhà, những người mua nhà này vẫn đang đợi hoàn công bất động sản mà họ đã chi trả một phần tiền. Vài tuần qua, thông tin bất lợi cho Evergrande liên tiếp được lan truyền ra ngoài. Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch cho biết, việc Evergrande vỡ nợ “có vẻ rất có khả năng xảy ra”; tổ chức xếp hạng Moody’s nói rằng tiền mặt và thời gian của Evergrande đều đã được dùng hết. 

Mô hình “3 cao” nắm giữ bất động sản, Hứa Gia Ấn từ người giàu có hàng đầu đến từ chức

Ông Hứa Gia Ấn là ủy viên chính hiệp Trung Quốc (Hội nghị hiệp thương chính trị), có thời gian dài dùng mô hình “3 cao” gồm nợ cao, đòn bẩy cao, xoay vòng cao để nắm giữ bất động sản. Năm 2017, công ty Vạn Đạt xảy ra chuyện, ông Hứa Gia Ấn thay thế ông Vương Kiến Lâm trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong Danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes với tài sản ròng của lên đến 281,35 tỷ nhân dân tệ. Đứng thứ 2 là CEO của Tencent Mã Hóa Đằng với tài sản 258,18 tỷ nhân dân tệ, đứng thứ ba là người sáng lập Alibaba Jack Ma với tài sản là 255,53 tỷ nhân dân tệ.

Trước ngày kỷ niệm thành lập ĐCSTQ 1/7, ông Hứa Gia Ấn đã bị cơ quan quản lý hẹn nói chuyện, yêu cầu ông nhanh chóng giải quyết vấn đề nợ. Ngày 17/8, ông Hứa đột nhiên giải nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Evergrande, trong cùng ngày, cổ phiếu của Evergrande cũng giảm mạnh.

 

“Hằng Đại tài phú” sụp đổ, nhà đầu tư trong nước đòi quyền lợi

Sản phẩm tài chính của Tập đoàn Evergrande “Hằng Đại tài phú” sụp đổ hôm 8/9. Phương án trả chậm do Evergrande đề xuất không được các nhà đầu tư chấp nhận. Từ ngày 10/9, một số lượng lớn nạn nhân từ khắp nơi đổ về trụ sở Thâm Quyến của Evergrande. Trước cổng của công ty chi nhánh của Evergrande hoặc văn phòng khiếu kiện ở các thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải, Trịnh Châu, Hải Khẩu, Thành Đô, Tế Nam, Vũ Hán cũng có rất nhiều người dân đòi quyền lợi, chính quyền địa phương đã huy động một lượng lớn lực lượng cảnh sát đến bảo vệ hiện trường. Theo báo cáo, khoảng 100.000 người trên khắp Trung Quốc đã mua sản phẩm quản lý tài sản “Hằng Đại tài phú”, 70% là chủ sở hữu, 30% là nhân viên và nhà xây dựng, với tổng số tiền hơn 40 tỷ nhân dân tệ.

Nhà đầu tư nước ngoài lo lắng

Ngày 14/9, Tập đoàn Evergrande đã gửi một thông báo lên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, xác nhận rằng hoạt động bán bất động sản của tập đoàn đã xấu đi trong 3 tháng qua. Chỉ trong năm tới, Evergrande sẽ cần trả 7,4 tỷ USD trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tuần qua, giá giao dịch trái phiếu của Evergrande với mệnh giá 1 đô la chỉ là còn 50 xu. Giá các cổ phiếu chính của Evergrande niêm yết tại Hồng Kông đã giảm hơn 75% trong năm qua. Các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng rằng nếu Evergrande phá sản, số tiền mà Evergrande nợ họ sẽ biến thành 0.

Chính quyền cấm, cắt đứt đường sống của Evergrande

Dưới con mắt của ngoại giới, Evergrande đã sống dở chết dở được vài tháng. Hai lý do khác được coi là cắt đứt đường sống của tập đoàn này: một là các nhà quản lý Trung Quốc dường như quyết tâm trấn áp thói quen vay mượn không tính đến hậu quả các nhà phát triển bất động sản; thứ khác là thị trường bất động sản Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và nhu cầu giảm.

Nhân sĩ nắm được tình hình cho biết, ông Hứa Gia Ấn đã yêu cầu chính quyền tỉnh Quảng Đông hỗ trợ, tuy nhiên, chính quyền quận Nam Hải, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông mới đây đã ban hành văn bản yêu cầu ngừng cho vay thế chấp bất động sản đối với dự án bất động sản Evergrande. Hôm 14/9, Bloomberg News đưa tin, cơ quan chức năng trung ương đang thúc giục chính quyền tỉnh Quảng Đông sắp xếp để các kế toán và công ty luật tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về Evergrande, điều này có thể cho thấy rằng cơ quan quản lý trung ương đã thu xếp để có thể tái cơ cấu nợ của Evergrande. Hôm 15/9, Bloomberg News đưa tin, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn đã thông báo cho các ngân hàng chủ nợ lớn của Evergrande rằng Evergrande sẽ không trả lãi cho các khoản vay đến hạn vào ngày 20/9. Tương lai của Evergrande vẫn chưa chắc chắn.

Bối cảnh phe phái của ông Hứa Gia Ấn gây chú ý

Một điểm gây chú ý khác của sự kiện Evergrande lần này đó là bối cảnh phe phái Giang Trạch Dân của người sáng lập Evergrande, đối tượng mà gần đây Bắc Kinh ra tay chỉnh đốn đều có bối cảnh chính trị tương tự.

Truyền thông Hồng Kông từng tiết lộ, tỷ phú Hồng Kông Trịnh Dụ Đồng (Yu-Tung Cheng, con rể của ông Châu Chí Nguyên – người sáng lập Tập đoàn Chu Đại Phúc), Lưu Loan Hùng (Joseph Lau Luen-hung), Trương Tùng Kiều (Chung Kiu Cheung) từng giúp đỡ Tập đoàn Evergrande niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Những người này có mối quan hệ không bình thường với gia đình ông Tăng Khánh Hồng (thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân). Khi ông Hứa Gia Ấn khai thác thị trường Hồng Kông, đã được những người này quan tâm giúp đỡ. Ông Hứa Gia Ấn từng là giám đốc của Liên đoàn Công nghiệp Văn hóa Hồng Kông, được gọi là Câu lạc bộ phú hào Hồng Kông, còn em trai của ông Tăng Khánh Hồng, ông Tăng Khánh Hoài là thanh tra đặc biệt của Bộ Văn hóa Trung Quốc tại Hồng Kông. Năm 2009, khi Tập đoàn Fantasia của Tăng Bảo Bảo (cháu gái của Tăng Khánh Hồng) niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, Hứa Gia Ấn, Trịnh Dụ Đồng, Lưu Loan Hùng đều đăng ký mua cổ phần. Ngoài ra, Tập đoàn Evergrande có qua lại với công ty Tomorrow Holding; Tăng Vĩ (con trai của Tăng Khánh Hồng), cũng có mối giao tình lâu dài với người đứng đầu Tập đoàn Nhân Hòa (Renhe Commercial Holdings) Đới Vĩnh Cách, trong khi Hứa Gia Ấn lại là bạn tốt của Đới Vĩnh Cách. Nhiều mối quan hệ cho thấy mối quan hệ giữa ông Hứa Gia Ấn và gia đình Tăng Khánh Hồng là rất không bình thường.

Evergrande vỡ nợ liệu có dẫn đến hiệu ứng domino?

Các khoản nợ của Evergrande có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng và tổ chức tài chính, đã trở thành một trong những rủi ro tài chính khó khăn nhất của Trung Quốc. Tỷ phú George Soros gần đây đã viết một bài báo trên tờ Financial Times tại Anh cảnh báo rằng vụ vỡ nợ của Evergrande có thể dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của Trung Quốc.

Ngày 15/9, ngân hàng đầu tư của Pháp là Natixis báo cáo và chỉ ra rằng thị trường đang lo ngại về việc liệu sự sụp đổ của của Evergrande ở Trung Quốc có gây ra hiệu ứng domino và mang lại rủi ro hệ thống hay không. Ngân hàng cho rằng cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande có thể tiếp tục như một quả cầu tuyết trong tương lai. Do đó, kịch bản dễ xảy ra nhất là Evergrande buộc phải bán tài sản với giá chiết khấu, nhưng với quy mô lớn của công ty, việc tìm kiếm một bên mua lại cũng là một thách thức. Giới quan sát vẫn đang theo dõi sát sao việc chính quyền Bắc Kinh sẽ tháo gỡ “quả bom tài chính” này trong tương lai.

Hình Á Nam, Vision Times

Xem thêm: