Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, sau bùng phát COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) ở Tây An tỉnh Thiểm Tây thì hàng loạt đô thị trực thuộc trung ương gồm Thượng Hải, Thâm Quyến và Thiên Tân rơi vào nguy cơ lây lan biến thể Omicron. Ngay lập tức ĐCSTQ áp dụng phương pháp cũ “zero COVID” phong tỏa trên diện rộng bằng cách không cho mọi người rời khỏi khu vực nguy cơ.

Embed from Getty Images

Trong bối cảnh dịch COVID lây lan ở Trung Quốc, biện pháp “zero COVID” của ĐCSTQ đã khiến người dân nhiều nơi khốn khổ. Hình ảnh người dân ở Cáp Nhĩ Tân thử nghiệm axit nucleic vào ngày 3/11/2021 (Nguồn: STR / AFP/Getty).

Những biện pháp cai trị tàn bạo đã là sở trường của ĐCSTQ, cho nên không lạ khi đối sách chống dịch bệnh là xem mọi người như virus phải “nhốt vào lồng”.

Nhưng quá trình tiến hóa đến nay với biến thể Omicron thì chỉ số “IQ” của virus càng cao và có tính đột phá lớn, đã trở thành “vua virus” lây lan trên toàn thế giới. Với thực tế các triệu chứng bệnh do Omicron gây ra giảm nhẹ, khiến giới chuyên gia nhận định đây là đánh dấu sự kết thúc của đại dịch, từ đây chính sách “sống chung với virus”, “miễn dịch cộng đồng” và “kháng thể tự nhiên” đã trở thành sự đồng thuận của nhiều quốc gia.

Điều khiến thế giới bên ngoài cảm thấy không thể hiểu nổi là tại sao vào thời điểm này, ĐCSTQ vẫn áp dụng chính sách “zero COVID”? Tờ New York Times giải thích, điều đó là để bảo vệ tính hợp pháp trong thực thi quyền lực, trong khi có giải thích rằng đó là vì ĐCSTQ muốn thể hiện tính ưu việt của hệ thống toàn trị.

Thực tế do khác biệt đối lập giữa thể chế toàn trị và thể chế dân chủ nên đối với ĐCSTQ, chính sách “zero COVID” cũng là tự nhiên: việc áp bức người dân là quán tính của thể chế toàn trị, giờ đây lại có thể nhân danh chống dịch bệnh.

Trong giới khoa học Mỹ có phát hiện chỉ ra, “động thái zero COVID” mà ĐCSTQ khoe khoang có thể là do thao túng dữ liệu: vô số người chết oan vì COVID không được đưa vào “thống kê”.

Gần đây, giám đốc George Calhoun của Viện Công nghệ Stevens (Mỹ) đã 3 lần công bố bài báo dài trên trang web của kênh truyền thông Forbes, chứng minh rằng tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong vì COVID do ĐCSTQ công bố về cơ bản là thao túng dữ liệu.

Trong bài báo thứ tư trên Forbes, ông Calhoun đã căn cứ vào số liệu người Trung Quốc thiệt mạng được chính ĐCSTQ công bố trong 3 năm qua, và phát hiện số người chết cao hơn gần 1 triệu người so với mức ​​bình thường trước đây. Từ vấn đề này, ông suy đoán số người thiệt mạng “dư ra” quá lớn này chỉ có thể do một dạng “khủng hoảng sức khỏe cộng đồng” [ở đây là COVID], nếu không thì không biết giải thích bằng nguyên nhân nào.

Như vậy, bất kể chính sách “zero COVID” được ĐCSTQ khoe khoang, nhưng tính đúng đắn của nó trở nên vô nghĩa khi dữ liệu không minh bạch và chính xác, còn bị làm sai lệch và thao túng.

Những điểm nhấn từ ba bài báo đầu tiên của Calhoun

  1. Các nước trên thế giới đã báo cáo thấp hơn số người chết thực tế do COVID. Đối với các nước khác có thể là sai sót vô tình do thiếu dữ liệu, nhưng ĐCSTQ thì cố tình giả mạo số liệu. Kỳ lạ hơn nữa là tỷ lệ tử vong do COVID trên 100.000 dân được ĐCSTQ báo cáo là 0,321, so với 248 ở Mỹ thì Mỹ cao hơn 800 lần Trung Quốc. Điều này là không thể nếu nhìn từ đối chiếu trình độ hai nước về y tế, sinh học cũng như năng lực quản trị và kinh tế.
  2. Kể từ tháng 4/2020, thống kê chính thức về số ca tử vong do COVID của ĐCSTQ là 4636 người, trong đó chiếm 97% là ở tâm dịch Hồ Bắc, nhưng sau này không có thống kê báo cáo số ca tử vong nào do COVID.
  3. Từ 1/4/2020 – 8/1/2022, thống kê từ ĐCSTQ là 34.107 trường hợp nhiễm COVID (số liệu từ Đại học Johns Hopkins), trong đó 12.005 người ở Hồng Kông – nơi có 213 trường hợp tử vong được báo cáo. Nhưng trong 20 tháng qua, Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông và Đài Loan) đã báo cáo 22.102 trường hợp mắc COVID mà không có trường hợp tử vong nào.
    Nếu theo tỷ lệ tử vong do COVID vào đầu năm 2020 ở Trung Quốc là 5,7% thì con số đúng là Trung Quốc có 1200 người chết vì COVID. Còn dựa theo tỷ lệ của Hồng Kông thì số người chết phải là 350.
  1. Bất thường về số người nhiễm trong bối cảnh thời đầu dịch bệnh mọi người đi lại khắp nơi. Ngày 31/12/2019, Vũ Hán đã chính thức công bố trường hợp đầu tiên của COVID, nhưng cho đến 2 ngày trước Tết Nguyên đán (tức ngày 23/1/2020), ĐCSTQ mới có lệnh hạn chế đi lại, trong khi thời gian này là cao điểm di chuyển vì Tết và bắt đầu kỳ nghỉ đông của sinh viên đại học. Vậy mà sau ngày 1/4/2020, chỉ có 22.102 ca nhiễm COVID trên toàn Trung Quốc thì quá khó để tin được.
  2. Để đánh giá số người chết thực sự, các nhà khoa học đã đưa ra thuật ngữ “tỷ lệ tử vong vượt mức” (Excess Mortality). Ví dụ, từ năm 1950 – 2000 tỷ lệ tử vong ở Mỹ so với mức trung bình của bất kỳ năm nào chỉ thay đổi khoảng 1%. Do đó nếu tỷ lệ tử vong tăng vượt xa giá trị dự kiến ​​này sẽ xem là “tỷ lệ tử vong vượt mức”.
    Qua tính toán về tỷ lệ tử vong vượt mức, The Economist (Anh) ước tính rằng số người chết do COVID thực sự của Trung Quốc không phải là 4.636 người mà là khoảng 1,7 triệu người, nói cách khác số người chết vì COVID tích lũy ở Trung Quốc có thể gấp đôi ở Mỹ. The Economist cũng phát hiện ra rằng từ ngày 1/1/2020 – 31/3/2020, tổng số “ca tử vong vượt mức” ở Vũ Hán là 13.400 người, cao hơn gấp hơn 3 lần so với con số thống kê số ca tử vong vì COVID ở Vũ Hán của ĐCSTQ.

Chứng cứ rõ ràng từ bài báo thứ 4

Trong bài báo thứ tư, Calhoun dựa trên dữ liệu chính thức do ĐCSTQ công bố để chỉ ra hai “chứng cứ rõ ràng” (Smoking Guns) không thể chối cãi liên quan đến việc ĐCSTQ đã thao túng dữ liệu dịch bệnh COVID-19.

Chứng cứ rõ ràng 1: Tự nhiên không còn người thiệt mạng vì COVID

Không có trường hợp tử vong do COVID nào được báo cáo kể từ tháng 4/2020. Từ sau tháng 4/2020, dù Trung Quốc thông báo hơn 22.000 trường hợp nhiễm COVID nhưng không có trường hợp tử vong nào. Trong khi đó trước tháng 4/2020, tỷ lệ tử vong do COVID ở Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc là 5,7%, cao gấp 3 lần so với phần còn lại của thế giới (trung bình tỷ lệ tử vong do COVID trên thế giới là 1,8%).

Chứng cứ rõ ràng 2: Không thể giải thích “ca tử vong vượt mức”

Vấn đề này dựa theo “tỷ suất chết thô” của dân số do ĐCSTQ báo cáo (tức là “crude death rate”, được xác định bằng số người chết trong năm tính theo tỷ lệ đối với dân số, tính theo đơn vị phần nghìn, sau đây được gọi là “tỷ lệ tử vong”). Dữ liệu này luôn có sẵn từ Ngân hàng Thế giới và Liên Hợp Quốc.

id13521956 table1 600x343 1
(Hình cung cấp từ tác giả George Calhoun)

Hình trên cho thấy từ năm 2018 về trước, tỷ lệ tử vong của Trung Quốc (cột đỏ) không thay đổi nhiều, phản ánh xu hướng già hóa dân số, trong khi tỷ lệ tử vong toàn cầu (cột xanh) không ngừng giảm.

Nhưng từ năm 2019, tỷ lệ tử vong của Trung Quốc (số người chết trên 1000 người) đã tăng mạnh (theo Liên Hợp Quốc) và xu hướng này tiếp tục trong năm 2020 và 2021. So với 10 năm trước, tỷ lệ tử vong ở Trung Quốc đang tăng nhanh hơn 6 lần (2019-2021).

id13521958 table2 600x343 1
(Hình cung cấp từ tác giả George Calhoun)

Biểu đồ trên cho thấy, từ năm 2019 – 2021 có khoảng cách rất lớn (đường thẳng đứng màu đỏ) giữa tỷ lệ tử vong ​​bình thường dự kiến (Trend Line) của Trung Quốc và tỷ lệ tử vong thực tế (Actual Rate) do ĐCSTQ báo cáo.    

id13521959 table3 600x254 1
(Hình cung cấp từ tác giả George Calhoun)

Qua biểu đồ trên, giữa số người chết tuyệt đối ​​bình thường dự kiến (Trend Line) và số người chết thực tế do ĐCSTQ báo cáo (Actual Deaths) cho thấy “ca tử vong vượt mức” gần 1 triệu (98,122).

Phải giải thích như thế nào về “ca tử vong vượt mức” ở Trung Quốc trong 3 năm qua lên đến gần 1 triệu người? Không có lý do nào khác để giải thích trừ khi có loại khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nào đó ở Trung Quốc đã bất ngờ làm tăng vọt số người thiệt mạng.

Tóm lại, chỉ khi dữ liệu cho thấy tính hợp lý thì chính sách “zero COVID” của ĐCSTQ mới có được tính chính đáng.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: