Để đáp trả việc Mỹ trừng phạt 11 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Hồng Kông ngày 7/8, ngày 10/8, ĐCSTQ cũng tuyên bố chế tài 11 người của phía Mỹ, nhưng trong danh sách gọi là chế tài người Mỹ này, đều là những người hoặc là đề xuất bảo hộ tự trị Hồng Kông, hoặc là thuộc tổ chức dân sự quan tâm đến nhân quyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, ĐCSTQ vẫn chưa công bố biện pháp chế tài cụ thể, hành động chế tài này của ĐCSTQ bị ngoại giới châm biếm là “chế tài không khí”. 

p2751031a835169450 ss 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh từ trang web của Bộ Ngoại giao TQ).

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/8, người phát ngôn Triệu Lập Kiên đã được phóng viên hỏi về vấn đề Mỹ gần đây chế tài 11 quan chức đương nhiệm hoặc tiền nhiệm của ĐCSTQ và Hồng Kông, bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Ông Triệu Lập Kiên cho biết, để đáp trả việc Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt 11 quan chức ĐCSTQ hôm 7/8, phía Trung Quốc cũng quyết định từ ngày hôm nay (10/8) sẽ bắt đầu thực thi chế tài đối với Thượng nghị sĩ Mỹ như Marco Rubio, Ted Cruz, Josh Hawley, Pat Toomey, ngoài ra còn có Dân biểu Chris Smith, Giám đốc Quỹ Quốc gia dân chủ Mỹ Carl Gershman, Giám đốc Hiệp hội Các vấn đề dân chủ quốc tế Mỹ Derek Mitchell, Chủ tịch Viện Cộng hòa Quốc tế Daniel Twining, Chủ tịch Tổ chức Quan sát Nhân quyền Kenneth Roth, Giám đốc Freedom House Michael J. Abramowitz. Tuy nhiên, ông Triệu Lập Kiên không nói rõ nội dung chi tiết về lệnh chế tài của phía Trung Quốc.

Thực tế, do ĐCSTQ thông qua Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đã làm xói mòn “một quốc gia, hai chế độ” tại khu vực này, do đó phía Mỹ đã thông qua Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act) yêu cầu chế tài đối với quan chức ĐCSTQ, đoàn thể và cá nhân cho đến cả tổ chức tài chính tham gia vào việc phá hoại tự trị của Hồng Kông.

Phía Mỹ hôm 7/8 đã chính thức đưa ra chế tài đối với 11 quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông. Danh sách 11 quan chức phía Trung Quốc bao gồm 4 quan chức ĐCSTQ liên quan đến Hồng Kông và 7 quan chức Hồng Kông như: Phó Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Trương Hiểu Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Hạ Bảo Long; Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Lạc Huệ Ninh; Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia tại Hồng Kông Trịnh Nhạn Hùng; Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga; Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Lý Gia Siêu; Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Đặng Bính Cường; cựu Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Lư Vĩ Thông; Vụ trưởng Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa; Cục trưởng Cục Sự vụ Hiến pháp và Đại lục Tăng Quốc Vệ; Tổng thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông Trần Quốc Cơ.

Chế tài của Mỹ đồng nghĩa những tài sản ở Mỹ mà những quan chức nói trên nắm giữ gián tiếp hay trực tiếp đều sẽ bị phong tỏa, và cần báo cáo lên Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ.

Về vấn đề này, phía Mỹ cho biết, chế tài này đã “đưa ra một tín hiệu rất rõ ràng”, tức là hành động của chính quyền Hồng Kông “là không thể chấp nhận được”, hành động này vi phạm cam kết của Trung Quốc về “một quốc gia, hai chế độ” và vi phạm Tuyên bố chung Trung – Anh.

Hôm 10/8, hãng tin Bloomberg tiết lộ, ít nhất có một ngân hàng Mỹ có nghiệp vụ tại Hồng Kông đang tạm dừng tài khoản liên quan đến quan chức chịu chế tài của Mỹ. Ngoài ra, còn có 2 ngân hàng Trung Quốc đang chiếu theo mức độ rủi ro mà họ có thể chịu được và các yêu cầu tuân thủ để đánh giá về lựa chọn biện pháp cần thiết sau lệnh chế tài của Mỹ.

Điều đáng nhắc đến là, tháng 7 vừa qua, chính phủ Mỹ đã chế tài 4 quan chức ĐCSTQ vì vấn đề nhân quyền tại Tân Cương, khi đó, phía Trung Quốc lên tiếng sẽ đáp trả. Trung Quốc tuyên bố chế tài Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Đảng Cộng hòa bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Đảng Cộng hòa bang Florida, Dân biểu Chris Smith của Đảng Cộng hòa tại bang New Jersey, Đại sứ lưu động Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback và Ủy ban về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ (CECC – Congressional-Executive Commission on China). Tuy nhiên các biện pháp chế tài cụ thể cũng không được nêu rõ.

Đối chiếu với danh sách lần chế tài trước đó của ĐCSTQ, có thể thấy ông Marco Rubio, ông Ted Cruz, ông Chris Smith, bị 2 lần chế tài. Cả ba người họ đều từng lên án ĐCSTQ bức hại dân tộc thiểu số và nhóm người tín ngưỡng tại Trung Quốc.

Do cả 2 lần phía Trung Quốc đều không nêu cụ thể biện pháp chế tài, nên kiểu “chế tài” của Trung Quốc được dư luận cho là “vô dụng”.

Không ít cư dân mạng liên lên tiếng, “Hết đạn rồi à, chỉ đành chế tài để lấy tinh thần thắng lợi”, “Tôi tin [3 vị trên] sẽ còn bị chế tài lần 3, lần 4 nữa”, “Chế tài không khí nghe rất đáng sợ, là lây truyền viêm phổi Vũ Hán cho họ hay sao”, “Chính quyền không có đầu óc thế này, đúng là mới thấy lần đầu tiên!”.

Cũng có cư dân mạng bình luận, “Trung Quốc (ĐCSTQ) lại làm mất mặt chính mình, nếu những vị như ông Ted Cruz thực sự đến Trung Quốc, e là người của Hải Quan sẽ sợ đến nỗi chạy hết, giống như không quân Trung Quốc nhìn thấy chiến cơ Mỹ đến Thượng Hải, lại không dám bay lên để xem tình hình”, “Người ta là người Mỹ, không có tài sản nào ở Trung Quốc thì chế tài kiểu gì. Không giống như lãnh đạo ĐCSTQ có tài sản ở Mỹ, chỉ cần vén lên là sẽ có một đống người sẽ lộ ra”.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm: