Sau khi trải qua nghèo đói và thống khổ do chế độ công hữu và nền kinh tế kế hoạch gây ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đành phải thực hiện cái gọi là “cải cách, mở cửa”, cũng đưa vào những yếu tố của “thị trường tự do”. Rất nhiều người tưởng rằng Trung Cộng đang thực hiện theo chủ nghĩa tư bản, kỳ thực không phải, đây là một mô hình kinh tế quái thai.

Đề mục:

  • ĐCSTQ không hề buông lỏng sự khống chế đối với nền kinh tế
  • Sự thực đằng sau sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc
  • Hậu quả của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa quái thai

ĐCSTQ không hề buông lỏng sự khống chế đối với nền kinh tế

Sau một thời gian “Đại nhảy vọt”, bao cấp và thực hiện kinh tế kế hoạch, ĐCSTQ đã phá hoại nền kinh tế quốc gia một cách thê thảm. Đối mặt với thách thức về sự tồn tại của chính quyền, Trung Cộng bất đắc dĩ đành phải giải phóng một số mặt trong lĩnh vực kinh tế, để một bộ phận kinh tế bước vào kinh tế thị trường và cho phép duy trì một bộ phận kinh tế tư nhân nhất định, nhưng điều này không có nghĩa là cộng sản đã buông lỏng sự khống chế của nó. Ngược lại, cải cách kinh tế chỉ là thủ đoạn mà chủ nghĩa cộng sản lợi dụng để duy trì sự tồn tại của bản thân nó và lừa mị thế giới mà thôi.

Mô hình kinh tế Trung Cộng hoàn toàn là một thứ quái thai, kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc gia và kinh tế thị trường. Trên bề mặt, mặc dù có một bộ phận là doanh nghiệp tư nhân, nhưng Trung Cộng chưa từng thừa nhận quyền tư hữu cơ bản nào của người dân. Tất cả tài nguyên, bao gồm cả đất đai cơ bản vẫn thuộc sở hữu nhà nước, thuộc nền kinh tế công hữu. Đồng thời, Trung Cộng lợi dụng quyền lực nhà nước để khống chế toàn bộ cơ chế vận hành của nền kinh tế, duy trì việc hoạch định trên toàn quốc của mình.

Thị trường ở đây chỉ là thủ đoạn mà nhà nước dùng để thúc đẩy sản xuất, nó không có tính độc lập thực sự, cũng không có cơ chế phù hợp với thị trường, không minh bạch về pháp lý và quyền sở hữu, tỷ giá không được tự do biến động, tài sản cũng không được tự do ra vào, doanh nghiệp nước ngoài không được tự do hoạt động. Để khuyến khích xuất khẩu, ĐCSTQ đã đưa ra chính sách trợ giá và hoàn thuế và giảm thuế xuất khẩu cho doanh nghiệp, với mục đích dùng giá thấp để đánh bại đối thủ cạnh tranh, gây nhiễu loạn hoạt động thương mại bình thường của thế giới.

Ở Trung Quốc, mọi hoạt động kinh tế phải phục vụ nhu cầu chính trị, hoạt động kinh tế và các tài nguyên kinh tế của doanh nghiệp và cá nhân đều phải phụ thuộc vào nhà nước, và có thể bị chiếm đoạt bất cứ lúc nào vì lý do chính trị.

Nhiều chính phủ phương Tây từng ngây thơ cho rằng phát triển kinh tế sẽ mang lại tự do dân chủ về mặt chính trị cho Trung Quốc. Nhưng không may là Trung Cộng chỉ dùng dưỡng chất của chủ nghĩa tư bản để nuôi lớn cơ thể chủ nghĩa cộng sản.

Trung Cộng càng có nhiều tiền hơn thì lại càng đàn áp dân chúng tàn khốc và tinh vi hơn. Bắt đầu từ tháng 7/1999, Trung Cộng phát động cuộc bức hại nhắm vào 100 triệu người tập Pháp Luân Công. Từ năm 2009, Trung Cộng đã tiêu tốn hơn 500 tỷ nhân dân tệ (75 tỷ USD) làm cái gọi là “chi phí giữ vững sự ổn định” để trấn áp dân chúng. Từ năm 2017, nó lại đầu tư xây dựng mở rộng trên quy mô cực lớn hệ thống trại tập trung Tân Cương, không chỉ bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ, mà còn giam giữ các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, luật sư, nhà bất đồng chính kiến. Đến 2020 thì Trung Cộng về cơ bản đã dùng bạo lực và giết chóc đàn áp thành công phong trào dân chủ Hồng Kông, cưỡng đoạt Hồng Kông bất chấp sự phản đối của quốc tế.

Sự thực đằng sau sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc

Mức tăng trưởng GDP nhanh chóng của Trung Quốc gần 40 năm qua khiến rất nhiều người tin rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có nhiều “tính ưu việt”, khiến rất nhiều người phương Tây, bao gồm cả những người nổi tiếng trong giới chính trị, học thuật và các chuyên gia phải thay đổi cách nhìn, phải khen ngợi hiệu quả của thể chế cực quyền. Thực ra, mô hình kinh tế của Trung Cộng là không thể sao chép được. Nguyên nhân phát triển kinh tế của nó một mặt đã chứng minh vấn đề nội tại của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, mặt khác đã lộ rõ nguy cơ đáng sợ gây ra bởi một nền kinh tế quyền lực vô đạo đức.

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 40 năm qua có liên quan mật thiết đến các phương diện, nhân tố sau:

Thứ nhất, sự nới lỏng chế độ kinh tế công hữu, bãi bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở trung ương, khôi phục kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân khiến cho nền kinh tế Trung Quốc có động lực phát triển mạnh mẽ. Người Trung Quốc cần cù, thông minh nhưng bị ĐCSTQ kìm kẹp qua hàng thập kỷ, khiến họ trở nên sợ đói nghèo, một khi được giải phóng thì mong muốn kiếm tiền tự nhiên sẽ tạo thành sức mạnh vô cùng lớn. Bản thân Trung Quốc lại là quốc gia đông dân nhất thế giới, khiến nó tự hình thành một nguồn lực lao động và thị trường rộng lớn nhất.

Thứ hai, vốn đầu tư và kỹ thuật từ phương Tây ào ạt chảy vào Trung Quốc. Phần lớn đất đai, lao động và thị trường do chế độ công hữu ban đầu của Trung Quốc tích lũy có thể sử dụng được nhưng chưa được khai phát tiềm năng, giống như mỏ vàng chưa được khai thác. Kỹ thuật được ví như củi, còn vốn đầu tư được ví như dầu và lửa, hai thứ này kết hợp lại tạo thành ngọn lửa lớn thổi bùng nền kinh tế Trung Quốc. Nếu không phải vì sự thống trị cực quyền của Trung Cộng thì ngọn lửa này lẽ ra phải cháy sớm hơn, thịnh vượng hơn, lâu dài và an toàn hơn. Nền kinh tế Trung Quốc lẽ ra đã phát triển sớm hơn rồi.

Dòng tiền từ các quốc gia phương Tây chảy vào Trung Quốc là cực lớn, bên ngoài khó mà tưởng tượng được. Theo thống kê, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2016 đã lên đến gần 800 tỷ USD. [1] Từ năm 1979 đến năm 2015, tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc đã lên đến 1.642,3 tỷ USD. [2]

Thứ ba, các quốc gia phương Tây còn dành cho Trung Cộng ưu đãi đặc biệt về thương mại và thị trường rộng lớn. Tháng 5/2000, Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Trung Quốc. Ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia thị trường quốc tế.

Thứ tư, nền kinh tế của Trung Cộng phát triển trên cơ sở phi đạo đức: bóc lột công nhân, nông dân trong các công xưởng với điều kiện lao động tồi tệ, mức lương thấp; cưỡng chế giải phóng mặt bằng bằng bạo lực; bất chấp ô nhiễm môi trường và những tác hại lâu dài… tất cả chỉ để mở đường cho kinh tế phát triển, trong thời gian ngắn chiếm hết ưu thế về giá thành và tốc độ nhằm khai thác cạn kiệt đất đai, con người và các nguồn lực.

Trung Cộng lợi dụng vốn, kỹ thuật và thị trường của phương Tây, những điều khoản thương mại có lợi với phương Tây, lao động giá rẻ trong nước và chi phí sản xuất thấp để tích lũy dự trữ ngoại hối khổng lồ. Thâm hụt thương mại Mỹ-Trung từ hơn 80 tỷ USD năm 2000 đã tăng lên đến hơn 375 tỷ USD năm 2017.

Cuối cùng, Trung Cộng lại là kẻ lật đổ các quy tắc thương mại quốc tế để khai thác tối đa lợi thế, bất luận có hợp pháp hay không. Nó còn dùng chiến lược quốc gia để đánh cắp sở hữu trí tuệ, dùng thủ đoạn để đánh cắp khoa học kỹ thuật của các quốc gia khác. Đây là “vụ trộm cắp lớn nhất trong lịch sử của mọi thời đại”, cũng phá hoại trật tự kinh tế bình thường của chủ nghĩa tư bản.

Theo báo cáo công bố năm 2017 của Ủy ban Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ Mỹ, Trung Quốc mỗi năm gây thiệt hại cho Mỹ từ 225 – 600 tỷ USD thông qua việc làm hàng giả, phần mềm lậu và ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ, đó là chưa tính đến những vi phạm quyền sáng chế phổ biến ở Trung Quốc. Báo cáo còn nêu, trong ba năm qua, Mỹ đã thiệt hại 1.200 tỷ USD do bị đánh cắp sở hữu trí tuệ, phần lớn do Trung Quốc gây ra. [3] [4] Báo cáo tháng 11/2015 của Văn phòng Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia Mỹ cho thấy 90% các vụ tấn công của các hacker máy tính đối với các doanh nghiệp Mỹ là từ Trung Cộng, khiến Mỹ thiệt hại ước tính 400 tỷ USD mỗi năm. [5]

Có thể thấy rằng nguyên nhân tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là do sự nới lỏng hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế, cộng thêm sự đầu tư và chuyển dịch tài sản từ các quốc gia phát triển phương Tây và những hành vi kinh doanh vô đạo đức của Trung Cộng. Không thể nói đây là tính ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội, càng không có nghĩa là Trung Cộng đang đi trên con đường bình thường của chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia phương Tây có lúc gọi mô hình kinh tế cực quyền cộng sản vô đạo đức này của Trung Cộng là “chủ nghĩa tư bản quốc gia”, thực ra đó là để tô vẽ cho Trung Cộng. Dưới chế độ cực quyền cộng sản, kinh tế chỉ là tỳ nữ của chính trị, biểu tượng kinh tế thị trường chỉ là kỹ xảo để nó lừa mị thế giới mà thôi.

Mô hình kinh tế của Trung Cộng gây cho thế giới một ảo tưởng rằng sử dụng lực lượng nhà nước có thể nhanh chóng phát triển kinh tế, sử dụng các thủ đoạn vô đạo đức có thể thu được thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế, vì thế mà khiến cho các quốc gia khác tích cực can thiệp vào kinh tế hơn. Nếu những quốc gia này coi mô hình kinh tế Trung Cộng là mô hình thành công trong khi lờ đi những thảm họa nhân quyền và sự suy đồi đạo đức thì họ đã mắc sai lầm tệ hại, không khác gì uống rượu độc để giải khát.

Hậu quả của mô hình kinh tế Trung Cộng quái thai

Mô hình phát triển kinh tế của ĐCSTQ đã đặt xã hội vào tình trạng đạo đức tụt dốc không phanh. Trung Cộng phát triển kinh tế song song với việc làm suy thoái đạo đức con người, khiến cho con người dương dương tự đắc, mải mê hưởng thụ lợi ích kinh tế mà vô thức đi đến bờ hủy diệt.

Ngày nay, ở Trung Quốc, vấn nạn hàng giả, thực phẩm độc hại tràn ngập; hiện tượng khiêu dâm, ma túy, cờ bạc, xã hội đen mặc sức hoành hành; tham nhũng, hủ bại, mại dâm đã trở thành thành quả đáng tự hào; thiếu chữ tín, khoảng cách giàu nghèo, tội phạm cấu kết với quan chức, xung đột xã hội, pháp luật không công bằng, thấy chết không cứu đã trở thành chuyện thường tình. Dưới chế độ kinh tế cực quyền, tham nhũng lên đến cực điểm, mua quan bán chức, công tư lẫn lộn. Tình trạng tham ô của quan chức Trung Cộng đã vượt quá sức tưởng tượng của con người, quan nhỏ tham ô lớn chỗ nào cũng có, quan lớn còn tham ô lớn hơn. Hàng tỷ, hàng chục tỷ tài sản quốc hữu bị biển thủ, không một chính phủ quốc gia nào trên thế giới lại tham nhũng nhiều và suy đồi đạo đức như Trung Cộng.

Tháng 10/2011, sự kiện cô bé hai tuổi Vương Duyệt ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã làm chấn động toàn Trung Quốc và khắp thế giới. Cô bé hai tuổi bị một chiếc xe đâm ngã, người tài xế không những không cứu cô bé mà còn tiếp tục lái xe nghiến lên người em rồi bỏ đi, chiếc xe đi đằng sau tiếp tục nghiến lên người em, có khoảng 18 người đi đường đi qua nơi xảy ra tai nạn nhưng không một ai ra tay giúp đỡ. Cô bé cuối cùng đã tử vong vì không được cứu chữa kịp thời. Truyền thông quốc tế kinh ngạc thốt lên: “Phải chăng Trung Quốc đã mất đi linh hồn rồi?” Nếu như gặp phải côn đồ, người ta có chút do dự tới cứu thì còn hiểu được. Còn ở đây, bé Vương Duyệt không thể gây ra mối nguy nào với bất kỳ ai khi đang nằm dưới bánh xe của người tài xế vô cảm kia, mà người qua lại thấy chết không cứu. Đủ thấy xã hội này đã phá vỡ giới hạn đạo đức thấp nhất.

Phát triển kinh tế bất chấp đạo đức thì chỉ gây hỗn loạn, không bền vững, và là thảm họa. Nền kinh tế vô nhân đạo này đã gây ra khủng hoảng môi trường, gia tăng xung đột xã hội. Một xã hội không có thành tín sẽ làm gia tăng mạnh mẽ chi phí kinh tế, khi chi phí đạo đức lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo kinh tế đi xuống. Cạnh tranh trên trường quốc tế mà không có đạo đức cũng không thể lâu dài, kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu trả giá cho điều này và đang bắt đầu bước vào thời kỳ suy giảm. Trung Quốc tự gọi mình là một quốc gia hùng mạnh, nhưng sức mạnh của nó chỉ là ảo ảnh. Biểu hiện phồn vinh do tăng trưởng kinh tế nhanh chỉ giống như xây lâu đài trên cát, bất cứ lúc nào cũng có thể sụp đổ khi đồng thời xảy ra tình trạng suy thoái đạo đức và xung đột xã hội về mọi mặt.

Nếu không thoát ra khỏi cái thòng lọng này của ma quỷ, thì với mô hình kinh tế hiện nay, Trung Quốc sẽ không thể có một tương lai tốt đẹp. Bất cứ quốc gia nào ảo tưởng về kinh tế mà nối gót Trung Cộng cũng sẽ gặp phải những hậu quả đáng sợ. Bởi vì ma quỷ vốn không quan tâm, cũng không có ý định giúp kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững – mục đích thực sự của nó chính là hủy diệt con người.

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times (thespecterofcommunism.com)

Tài liệu tham khảo:

[1] “Direct Investment Position of the United States in China from 2000 to 2016” , Statistica.com,
https://www.statista.com/statistics/188629/united-states-direct-investments-in-china-since-2000/.

[2] “Report on Foreign Investments in China, 2016,” A Chronicle of Direct Foreign Investments in China, The Ministry of Commerce of China [〈中国外商投资报告 2016〉, 《中国外商直接投资历年概况》, 中國商務部]

[3] Liz Peek, “Finally, a President Willing to Combat Chinese Theft,” The Hill, March 26, 2018,
http://thehill.com/opinion/finance/380252-finally-a-president-willing-to-combat-chinese-theft.

[4] The Commission on the Theft of American Intellectual Property, Update to the IP Commission Report, 2017,
http://www.ipcommission.org/report/IP_Commission_Report_Update_2017.pdf.

[5] Chris Strohm, “No Sign China Has Stopped Hacking U.S. Companies, Official Says,” Bloomberg News, November 18, 2015,
https://www.bloomberg.com/news/articles/2015-11-18/no-sign-china-has-stopped-hacking-u-s-companies-official-says.