Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, xung quanh chúng ta có rất nhiều những ký hiệu, dấu hiệu khác nhau. Trong đó, phù hiệu chữ Vạn (卍) là một ký hiệu có phần quen thuộc với tất cả mọi người.

Nguồn gốc và ý nghĩa của phù hiệu chữ Vạn (卍) thần bí
Chữ Vạn trên ngực tượng Phật Thiên Đàn tại Đại Dữ Sơn (Đại Tự Sơn) ở Hồng Kông. (Ảnh: Bule Sky Studio, Shutterstock)
Nguồn gốc và ý nghĩa của phù hiệu chữ Vạn (卍) thần bí
Tượng Phật Thiên Đàn tại Đại Dữ Sơn (Đại Tự Sơn) ở Hồng Kông. (Ảnh: Nejron Photo, Shutterstock)

Nếu hỏi một người bình thường ý nghĩa của chữ Vạn là gì? Có người sẽ không rõ lắm, có người sẽ cho rằng nó liên quan đến Phật giáo, cũng có người nói chữ Vạn này đại biểu cho sự may mắn. Ở phương Tây khi nhắc tới chữ Vạn này thì người hiện đại thường nhớ tới một đoạn lịch sử: Đức Quốc Xã và Adolf Hitler.

Tuy nhiên dù ở phương Đông hay phương Tây, phù hiệu chữ Vạn này vượt qua rất xa khái niệm của con người hiện đại. Nó đã xuất hiện thường xuyên trong đời sống ở các vùng khác nhau, tại các nền văn minh khác nhau. Do đó nó thậm chí vượt qua nhận thức tôn giáo bình thường.

  • Mời quý vị xem video: Bí ẩn chữ Vạn

Người phương Đông thông thường đều quen thuộc với phù hiệu chữ Vạn này. Người Ấn Độ gọi nó là Swastika. Người Trung Hoa gọi nó là chữ Vạn hay “Vạn tự phù”. Người Nhật gọi là Manji. Thuận theo việc Thích giáo lan ra khắp thế giới, chữ Vạn cũng được truyền rộng rãi đến nhiều nước Châu Âu. Do đó, những người hiểu biết về tôn giáo thường cho rằng chữ Vạn này có nguồn gốc từ Thích giáo của Ấn Độ.

Thích giáo cho rằng chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, ở trước ngực của Phật. Trong Phật giáo, ký tự chữ Vạn thường là đại biểu cho Phật. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trên các đồ trang trí ở các chùa miếu và trong các nghi lễ Phật giáo.

Trong chữ Phạn của Ấn Độ, chữ Swastika có nguồn gốc từ chữ Swasti. Swasti do hai chữ Su (sự tốt đẹp, hạnh phúc) và Asati (sinh mệnh, sự tồn tại). Phầu hậu tố Ka trong Swastika mang ý nghĩa là phù hiệu. Vì thế, trong tiếng Ấn Độ thì chữ Vạn là phù hiệu biểu thị cho sự may mắn. Chữ Swasti xuất hiện rất nhiều trong kinh Vệ Đà và thường được sử dụng như một lời chào. Do đó chữ Vạn này không phải là của riêng Phật giáo.

Ở Ấn Độ, phù hiệu chữ Vạn còn được sử dụng rộng rãi trong Hindu giáo và Jaina giáo (Kỳ Na giáo). Trong Kỳ Na giáo cổ xưa, phù hiệu chữ Vạn là đại biểu cho bảy vị thánh nhân của họ. Thông thường nó kết hợp với hình bàn tay để nhắc nhở các tín đồ về bốn nơi tái sinh trong luân hồi là: Thiên đường, Người trần, Động thực vật và Địa ngục.

Người Ấn Độ thích đặt ký tự chữ Vạn ở trang đầu tiên của cuốn sổ, sách, trên cửa hoặc đồ cúng tế. Họ hy vọng làm như vậy sẽ được bảo hộ và gặp may mắn.

Phù hiệu chữ Vạn từ lâu cũng đã tồn tại trong tín ngưỡng của người Tây Tạng. Mà Phật giáo ở Tây Tạng có rất nhiều phần là không liên quan gì đến Thích giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chẳng hạn Bạch giáo Tây Tạng cung phụng Phật Milarepa, hoàn toàn không nói gì về Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như những chuyện của Thích giáo.

Chữ Vạn này xuất hiện sớm nhất, được trên một chiếc ngà voi được tìm thấy ở Mezine, Ukraine, 10.000 năm trước Công Nguyên.

Chu Van than bi 01
Chữ Vạn trên phiến đá Snoldelev từ thế kỷ thứ 9. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)
Nguồn gốc và ý nghĩa của phù hiệu chữ Vạn (卍) thần bí
Chữ Vạn tại di chỉ trên dãy Gegham, Armenia. (Ảnh: Կարեն Թոխաթյան, Wikipedia, CC by SA 4.0)

Tại châu Âu, phù hiệu chữ Vạn này xuất hiện trong các ngôn ngữ cổ xưa, chẳng hạn chữ Vinča từ thời đại đồ đá mới đã xuất hiện ký tự này. Phù hiệu này cũng xuất hiện phổ biến trong các đồ gốm Hy Lạp, La Mã.

Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Vạn (卍) thần bí
Chữ Vạn trên một đồng bạc Hy Lạp. (Ảnh: Exekias, Flickr, CC by SA 2.0)

Chữ Vạn cũng xuất hiện ở vùng Cận Đông cổ đại, rồi đi vào văn hóa của người Do Thái như một phù hiệu quan trọng. Kitô giáo cũng coi chữ Vạn như một biểu tượng của Chúa, của Thập tự giá, và của Thánh Linh.

Chu Van than bi 02
Chữ Vạn được trang trí tại một ngôi đền tại Israel. (Ảnh: Etan J. Tal, Wikipedia, CC by SA 3.0)
Chu Van than bi 06
Chữ Vạn trang trí trên cổ áo của một bức tượng của một Giám mục tại Nhà thờ Winchester, Anh quốc. (Ảnh: Ealdgyth, Wikipedia, CC by SA 3.0)

Tại các di chỉ ở châu Phi, chữ Vạn được tìm thấy ở vùng vương quốc Kush của người Ai Cập, trên các bình gốm tại khu đền Jebel Barkal, v.v..

Trên các phù hiệu của thổ dân châu Mỹ, chữ Vạn này cũng được sử dụng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Vạn (卍) thần bí
Chữ Vạn trên mũ và trang phục của thổ dân châu Mỹ. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Dù là ở đâu thì chữ Vạn này dường như rất được coi trọng, đại đa số điều biểu hiện cho sự tốt lành. Nó xuất hiện nhiều trên các đồ cúng tế, trên các bức tượng, trải dài khắp các nền văn minh trên thế giới.

An Hòa

Xem thêm:

Mời xem video: